
Sẽ đầu tư xây dựng cảng nước sâu ĐBSCL bằng nguồn vốn xã hội hóa
(DNVN) - Trả lời chất vấn về định hướng xây dựng cảng nước sâu, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu các phương án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về định hướng xây dựng cảng nước sâu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được phiếu chất vấn của Đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình (An Giang) liên quan đến định hướng xây dựng cảng nước sâu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu nông sản và hàng hóa cho vùng, cũng như hỗ trợ nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, nghiên cứu tại Hội thảo phát triển logistics trong các năm qua cho thấy có tiềm năng để phát triển một cảng biển có tính chất cửa ngõ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu về khả năng quy hoạch cảng biển lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện như: Các đề xuất trong các nghiên cứu Quy hoạch chi tiết cảng biển Đông Nam bộ (Nhóm 5) và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6); cảng nổi ngoài cửa biển Định An; cảng cứng ngoài khơi bờ biển Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng; cảng Hòn Khoai tỉnh Cà Mau, cảng Nam Du.
Các nghiên cứu khả năng quy hoạch cảng biển lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều khẳng định việc xây dựng một cảng đầu mối cho tàu biển trọng tải lớn, để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho khu vực, nhằm hạn chế chuyển tiếp qua các cảng thuộc Nhóm 5 là nhu cầu cần thiết.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên được tiến hành độc lập, chưa lựa chọn được địa điểm phù hợp cũng như đề xuất được giải pháp phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dài hạn.Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch cảng trung chuyển than khu vực phía Nam tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đồng thời giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự án nghiên cứu khả thi cảng nhập than của Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh).
Tuy nhiên, sau khi đánh giá tại giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, năm 2018, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tạm dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển than cho các Trung tâm nhiệt điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Duyên Hải-Trà Vinh.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu các phương án đầu tư, xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lựa chọn phương án tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ về việc "Điều chỉnh Quy hoạch cảng biển Sóc Trăng và bến cảng Trần Đề trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam."
Theo đánh giá tổng thể, quy hoạch bến cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng có thuận lợi hơn cả với kết nối đường thủy nội địa, đường bộ đến Cần Thơ cũng như đến các tỉnh khác của khu vực, phục vụ cho tàu tổng hợp, container đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn.
Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với địa phương, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch và đề xuất cơ chế, kêu gọi đầu tư bến cảng bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Bến cảng cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch và kêu gọi đầu tư thành công sẽ đáp ứng cho các tàu trọng tải lớn trên 100.000 tấn, hình thành các tuyến vận tải biển xa phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải gom hàng tại khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải hoặc các cảng biển trung chuyển quốc tế tại khu vực.
Bên cạnh đó, tuyến luồng kênh Quan Chánh Bố vào khu vực bến cảng Cái Cui và các bến cảng thuộc cảng biển Cần Thơ vẫn tiếp tục được khai thác với vai trò là khu bến vệ tinh, thực hiện gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ cũng như vận tải hàng hóa với các tuyến vận tải cự ly ngắn.
Việc kết hợp khai thác đồng thời cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gam tàu trọng tải đến 100.000 tấn hoặc hơn để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp đi các tuyến biển xa cùng với khu bến cảng Cái Cui, cảng biển Cần Thơ; tiếp nhận gam tàu dưới 20.000 tấn phục vụ vận tải hàng hóa đi các tuyến biển gần (nội Á) và gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ, bến cảng trung chuyển quốc tế sẽ đảm bảo khả năng đáp ứng nhiều chủng loại tàu có trọng tải khác nhau... qua đó góp phần phát triển dịch vụ logistics, giảm giá thành vận tải hàng hóa, giảm tải trọng cho hệ thống đường bộ, đồng thời nâng cao vị thế khai thác cảng biển Việt Nam trong khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực và đất nước./.
Trả lời chất vấn trên, Thủ tướng Chính phủ cho biết, nghiên cứu tại Hội thảo phát triển logistics trong các năm qua cho thấy có tiềm năng để phát triển một cảng biển có tính chất cửa ngõ tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu về khả năng quy hoạch cảng biển lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện như: Các đề xuất trong các nghiên cứu Quy hoạch chi tiết cảng biển Đông Nam bộ (Nhóm 5) và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6); cảng nổi ngoài cửa biển Định An; cảng cứng ngoài khơi bờ biển Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng; cảng Hòn Khoai tỉnh Cà Mau, cảng Nam Du.
Các nghiên cứu khả năng quy hoạch cảng biển lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long đều khẳng định việc xây dựng một cảng đầu mối cho tàu biển trọng tải lớn, để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho khu vực, nhằm hạn chế chuyển tiếp qua các cảng thuộc Nhóm 5 là nhu cầu cần thiết.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên được tiến hành độc lập, chưa lựa chọn được địa điểm phù hợp cũng như đề xuất được giải pháp phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dài hạn.Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch cảng trung chuyển than khu vực phía Nam tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đồng thời giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự án nghiên cứu khả thi cảng nhập than của Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh).
Tuy nhiên, sau khi đánh giá tại giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, năm 2018, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương tạm dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển than cho các Trung tâm nhiệt điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Duyên Hải-Trà Vinh.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu các phương án đầu tư, xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lựa chọn phương án tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ về việc "Điều chỉnh Quy hoạch cảng biển Sóc Trăng và bến cảng Trần Đề trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam."
Theo đánh giá tổng thể, quy hoạch bến cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng có thuận lợi hơn cả với kết nối đường thủy nội địa, đường bộ đến Cần Thơ cũng như đến các tỉnh khác của khu vực, phục vụ cho tàu tổng hợp, container đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn.
Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp với địa phương, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch và đề xuất cơ chế, kêu gọi đầu tư bến cảng bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Bến cảng cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch và kêu gọi đầu tư thành công sẽ đáp ứng cho các tàu trọng tải lớn trên 100.000 tấn, hình thành các tuyến vận tải biển xa phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà không phải gom hàng tại khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải hoặc các cảng biển trung chuyển quốc tế tại khu vực.
Bên cạnh đó, tuyến luồng kênh Quan Chánh Bố vào khu vực bến cảng Cái Cui và các bến cảng thuộc cảng biển Cần Thơ vẫn tiếp tục được khai thác với vai trò là khu bến vệ tinh, thực hiện gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ cũng như vận tải hàng hóa với các tuyến vận tải cự ly ngắn.
Việc kết hợp khai thác đồng thời cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với gam tàu trọng tải đến 100.000 tấn hoặc hơn để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp đi các tuyến biển xa cùng với khu bến cảng Cái Cui, cảng biển Cần Thơ; tiếp nhận gam tàu dưới 20.000 tấn phục vụ vận tải hàng hóa đi các tuyến biển gần (nội Á) và gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ, bến cảng trung chuyển quốc tế sẽ đảm bảo khả năng đáp ứng nhiều chủng loại tàu có trọng tải khác nhau... qua đó góp phần phát triển dịch vụ logistics, giảm giá thành vận tải hàng hóa, giảm tải trọng cho hệ thống đường bộ, đồng thời nâng cao vị thế khai thác cảng biển Việt Nam trong khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực và đất nước./.

Truyền hình Doanh nhân: 2021 đầu tư vào đâu?
Kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn chịu rủi ro từ đại dịch COVID-19, trong khi ảnh hưởng của địa chính trị tác động mạnh giá dầu, giá vàng, chứng khoán... vậy năm 2021 nên đầu tư vào đâu để sinh lời tốt?
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Chuỗi cầm đồ F88 lợi nhuận tăng vọt gần 170%, đạt 48 tỷ đồng trong năm 2020

CTCP Tập đoàn Đất Xanh góp 160 tỷ thành lập công ty con Đất Xanh E&C

Nokia sa thải hơn 10.000 nhân viên trong 2 năm

Cục Hàng không kiến nghị cho phép máy bay Boeing 737 MAX bay qua không phận Việt Nam

Phim trường hàng chục tỷ đồng đắp chiếu cả năm vì các cặp đôi ồ ạt hủy, hoãn cưới `né` COVID-19

Tesla mất 1/3 giá trị lần thứ 3 trong năm
Tin nổi bật

Trong ngày đầu tiên chính thức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 Astrazeneca, đã có 377 người tại 4 địa điểm được tiêm đầu tiên. 100% số người được tiêm chưa ghi nhận phản ứng sau tiêm.
Đọc thêm
-
TP HCM hành động khẩn, quyết liệt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn
XÃ HỘI - 3 giờ trướcPhó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan không chấp nhận một đô thị lớn mà từ khu dân cư đến quán ăn, cửa hàng, cửa hiệu đều ra rả mở loa công suất cao ảnh hưởng đến nhiều người. -
TP.HCM: Kiến nghị đầu tư 15 dự án giao thông tổng vốn gần 100.000 tỷ
BẤT ĐỘNG SẢN - 3 giờ trướcTheo đó, sẽ có 15 dự án giao thông cùng 6 chương trình đầu tư công, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng được TP HCM kiến nghị lập đề xuất chủ trương đầu tư năm 2021. -
Chuỗi cầm đồ F88 lợi nhuận tăng vọt gần 170%, đạt 48 tỷ đồng trong năm 2020
DOANH NGHIỆP - 3 giờ trướcCông ty cổ phần Kinh doanh F88 ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 44,8 tỷ đồng, tăng vọt so với con số trong nửa đầu năm chỉ vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng (6 tháng năm 2019, F88 ghi nhận lãi 17 tỷ đồng). -
Người tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
XÃ HỘI - 3 giờ trướcCông an TP HCM đã thi hành lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Công ty TNHH Đo đạc tư vấn thiết kế xây dựng DCB - người tố cáo bà Trần Uyên Phương (là con gái của ông Trần Quí Thanh) vì bán dự án 'ma'. -
Cục Hàng không kiến nghị cho phép máy bay Boeing 737 MAX bay qua không phận Việt Nam
DOANH NGHIỆP - 4 giờ trướcSau khi quan sát tại nhiều nước khác, Cục Hàng không vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép tàu bay Boeing 737 MAX được phép hoạt động bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam.
-
Nokia sa thải hơn 10.000 nhân viên trong 2 năm
DOANH NGHIỆP - 4 giờ trướcTrong báo cáo thường niên mới nhất do Nokia công bố cho thấy gần 5.000 việc làm đã bị cắt giảm trong năm 2019, và hơn 6.000 việc làm đã biến mất vào năm 2020. -
Hôm nay 8/3, chính thức triển khai tiêm vắc xin COVID-19 tại 3 địa điểm đầu tiên
XÃ HỘI - hôm quaSáng 8/3, Trung tâm Y tế TP Hải Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM là 3 địa điểm đầu tiên được tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca cho nhân viên y tế. -
Vũ trường, quán bar, karaoke tại TP HCM vẫn tiếp tục phải tạm dừng hoạt động
XÃ HỘI - 5 giờ trướcĐể thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, từ ngày 9/3 TP HCM sẽ cho phép một số loại hình kinh doanh được phép hoạt động, tuy nhiên vũ trường, quán bar, karaoke vẫn phải tiếp tục đóng cửa. -
Phim trường hàng chục tỷ đồng đắp chiếu cả năm vì các cặp đôi ồ ạt hủy, hoãn cưới `né` COVID-19
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcBỏ ra 30 tỷ đồng để xây dựng, giờ đây, anh V. xót xa nhìn phim trường đám cưới của mình nằm đắp chiếu từ ngày này đến ngày khác, dù tiền phát sinh mỗi lúc một tăng. -
Nữ doanh nhân Việt tự tin với kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt-Anh
HỘI VBPA - 2 ngày trướcNắm bắt thời cơ từ Hiệp định UKVFTA, nữ doanh nhân Anh Đào -Tổng thư ký Hội người Việt tại Vương Quốc Anh, ủy viên BCH TW Hội DNTNVN tự tin và kỳ vọng về kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt - Anh.