
Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường: Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn tiệm cận quốc tế
(DNVN) - Việc nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn tiệm cận quốc tế là cần thiết để tránh các nguy cơ ô nhiễm xuyên biên giới, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm theo dòng chảy công nghệ lạc hậu, chất thải vào Việt Nam.

Trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sẽ nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Nhân dịp này, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) là tổ chức phi lợi nhuận của Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đã cùng một số liên minh các tổ chức như Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), liên minh Phòng chống Các bệnh Không lây nhiễm (NCDs-VN), Nhóm Hành động vì Công lý-Môi trường-Sức khỏe (JEH), đã tham gia và góp ý nhằm xây dựng Luật Bảo vệ môi trường đảm bảo tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tế bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe người dân.Các nhà khoa học của GreenID cho rằng việc sửa Luật Bảo vệ Môi trường là cần thiết và cấp bách trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, nhất là sau đại dịch COVID-19.
Việc sửa đổi toàn diện Luật này vừa nhằm cụ thể hóa các chủ trương và quyết sách mới về phát triển bền vững, không hy sinh, đánh đổi môi trường bằng mọi giá để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cũng như đáp ứng mong đợi của người dân về môi trường sống trong lành, vì sức khỏe. Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng dẫn đường cho việc ban hành các văn băn dưới Luật và công tác thực thi bảo vệ môi trường, nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho sự sống và nền kinh tế.
Về nguyên tắc mà GreenID đề ra khi tiếp cận xem xét góp ý cho dự Luật, đó là phải nhất quán với Hiến pháp.
Vì mục đích cuối cùng của Luật nhằm phục vụ người dân, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, quyền giám sát và quyền được sống trong môi trường trong lành như trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định.
Các quy định phải phù hợp và dễ dàng áp dụng trong thực tế. Đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước trong việc công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời cung cấp làm rõ các thông tin môi trường cho người dân.
Việc xây dựng Luật cần được thực hiện thận trọng với sự tham gia của cộng đồng và các nhóm đối tượng khác nhau.
Dựa trên các nguyên tắc trên, GreenID đã rà soát bản Dự luật này kết hợp với các nghiên cứu trước đó về hiện trạng ô nhiễm không khí, nghiên cứu về tác động của nhiệt điện tới môi trường, kinh nghiệm thực tiễn làm việc với địa phương, các tổ chức cộng đồng; đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia, mạng lưới và kinh nghiệm quốc tế.
Dự Luật mới bao gồm 192 điều, trong đó 7 điều giữ nguyên, 100 điều quy định mới và có 85 điều chỉnh sửa, bổ sung. Trong đó có thể kể tới là trách nhiệm quản lý môi trường của các địa phương được tăng lên, kế hoạch quản lý chất lượng không khí được coi là bắt buộc ở các địa phương, ở cấp bộ, có thêm thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường để công tác thanh tra hiệu quả hơn.
Quy định thêm mới liên quan về giấy phép môi trường trở thành công cụ quản lý mới. Dự án Luật cũng tập trung nhiều về các công cụ kinh tế môi trường, kinh tế tuần hoàn và đưa ra các quy định chi tiết về quản lý rác thải.
Song Dự thảo Luật vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét và phân tích kỹ càng hơn để đảm bảo tinh thần đột phá, tính hiệu quả và khả thi cao trên thực tế.
Phải có những quy định kiểm soát tốt các nguồn phát thải
Ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề bức xúc tại nhiều khu đô thị trong khi các quy định hiện tại chưa đủ mạnh để giải quyết các nhu cầu trong quản lý chất lượng không khí.
Để công tác quản lý chất lượng không khí có hiệu quả, dự Luật cần phải có những quy định kiểm soát tốt các nguồn phát thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn, song song với đó cần có những quy định về quản lý ô nhiễm không khí liên vùng.
Về quản lý các nguồn phát thải, dự luật hiện hành chưa đề cập tới lộ trình thắt chặt mức quy chuẩn/tiêu chuẩn của Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Nên cần bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài nguyên Môi trường trong rà soát và đưa ra lộ trình thắt chặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn phát thải đối với các nguồn phát thải khí lớn như nhà máy nhiệt điện than, ximăng, sắt thép, hóa chất… và việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn này cũng cần tham khảo công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology).
Nhiệt điện than là một trong những ngành đóng góp đáng kể vào ô nhiễm không khí, nhưng những quy chuẩn/tiêu chuẩn phát thải hiện tại của các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam “nới lỏng” hơn nhiều so với những nước đang đầu tư lớn vào nhiệt điện than ở Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản hay nước láng giềng Trung Quốc.
Những quy định lỏng lẻo hơn về tiêu chuẩn sẽ dẫn đến những yêu cầu thấp hơn về công nghệ, điều này cho phép chủ đầu tư của những quốc gia có tiêu chuẩn cao hơn này xuất khẩu công nghệ lạc hậu, phát thải ở mức cao, gây ô nhiễm môi trường sang Việt Nam.
Việc nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn tiệm cận quốc tế là cần thiết để tránh các nguy cơ ô nhiễm xuyên biên giới, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm theo dòng chảy công nghệ lạc hậu, chất thải vào Việt Nam.
Đạt được môi trường sống khỏe mạnh cho mọi người dân là mục đích cuối cùng của việc quản lý chất lượng không khí, bao gồm cả việc đáp ứng các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đây là một quá trình lâu dài và cần có những mục tiêu cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xem xét và có lộ trình cho việc việc nâng dần các quy chuẩn chất lượng không khí tiệm cận với Hướng dẫn của WHO.
Có nội dung riêng quy định về phát triển năng lượng tái tạo
Trong tờ trình trình Quốc hội Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường trong những quan điểm chủ trương, chính sách mới của Nhà nước được tham chiếu làm cơ sở xây dựng, sửa đổi, Luật chưa đề cập đến Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị mới ban hành.
Đây là một văn bản quan trọng nêu quan điểm chủ đạo ưu tiên phát triển năng lượng phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.
Do đó, bổ sung quy định sàng lọc dự án đầu tư theo rủi ro về môi trường; đảm bảo tính đúng tính đủ các chi phí môi trường, xã hội hóa trong đầu tư và giá thành sản phẩm; thông tin tuyên truyền kịp thời và đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường trong ngành năng lượng; có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng; rà soát điều chỉnh, bổ sung vào Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược biển Việt Nam các nội dung liên quan tới năng lượng.
Về nội dung liên quan tới năng lượng tái tạo trong dự luật mới bản tham vấn Quốc hội được thể hiện ở các điều gồm: Điều 66 về Quy hoạch khu đô thị; Điều 75 khoản 2 về yêu cầu quản lý chất thải; Điều 153: về Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường; Điều 159 về Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường; Điều 164 về Trái phiếu Xanh; Điều 186: Trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Dự Luật sửa đổi đã bỏ đi điều 43 trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 về Phát triển Năng lượng tái tạo, trong đó nêu định nghĩa năng lượng tái tạo và chủ trương khuyến khích sử dụng, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo.
Phát triển năng lượng tái tạo hiện nay đang là xu thế Xanh, vì vậy vẫn cần có điều luật quy định riêng để thể hiện rõ tư tưởng đột phá của Đảng và Nhà nước trong phát triển Xanh.
Vì vậy, cần giữ nguyên 1 điều quy định về Phát triển Năng lượng tái tạo như Luật Bảo vệ môi trường 2014 để khẳng định đúng chủ trương của Đảng đưa ra trong Nghị quyết 55 và là bước cụ thể hóa đầu tiên của ngành môi trường trong việc thực hiện Nghị quyết này.
Cùng với đó, đề xuất bổ sung vào điều này nội dung khuyến khích nghiên cứu, đầu tư phát triển, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất và giao thông.

Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam cập bến sân bay Tân Sơn Nhất
117.600 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào trưa nay (24-2) và đang được bảo quản trong kho lạnh của Hệ thống tiêm chủng VNVC tại TP.HCM.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bổ sung kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ

Năm tỉnh dự kiến có người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuối tháng 3

Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Thụy Sỹ
Tin nổi bật

Ngày 24/2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi các đơn vị trực thuộc cho phép học sinh, sinh viên, học viên TPHCM quay lại trường học tập từ ngày 1/3.
Đọc thêm
-
Quảng Ninh triệt phá đường dây than lậu hơn 100 nghìn tấn
Dân sinh - 6 giờ trướcTại khai trường của Công ty than Hạ Long, cảnh sát thu giữ khoảng 100.000 tấn than khai thác trái phép trị giá khoảng 200 tỷ đồng và 54 phương tiện các loại. -
Thời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc ấm áp tới hết tháng, miền Nam nắng gắt
Dân sinh - 18 giờ trướcThời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa hửng nắng ấm áp. Trong khi đó miền Nam nắng gắt, chỉ số tia UV cao. -
Hàng trăm triệu USD rót vào startup Việt những ngày đầu năm
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaBước sang năm 2021, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam (startup) đã được các quỹ ngoại rót vốn, với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. -
VietinBank miễn 100% phí giao dịch cho doanh nghiệp
Ngân hàng - 10 giờ trướcVietinBank triển khai chương trình miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp với chính sách mở rộng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. -
Xuất khẩu gạo trong tháng 2 tiếp tục sụt giảm mạnh
Thương mại toàn cầu - 10 giờ trướcMặc dù giá gạo xuất khẩu đầu năm 2021 tăng 3,4% so với tháng 12 năm 2020, tuy nhiên khối lượng xuất đi 2 tháng đầu năm đã giảm đến 34%.
-
Kết quả chứng khoán ngày 24/2: VN-Index mất 16 điểm, nhóm cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ
Trên sàn - 10 giờ trướcSau 3 phiên giao dịch giằng co, chỉ số VN-Index đã giảm khá mạnh trong phiên 24/2 khi "bốc hơi" 15,63 điểm, tương đương 1,33%, về mức 1.162,01 điểm. -
Ngân hàng Macquarie của Úc thu lợi nhuận khổng lồ nhờ cung cấp điện và khí đốt trong thảm họa Texas
Chuyển động - 10 giờ trướcThảm họa giá rét ở Texas không chỉ khiến người dân mà cả các doanh nghiệp lớn nhỏ của Mỹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngân hàng Macquarie Group của Úc lại báo lãi tới 215 triệu USD. -
HSBC dự định chi 6 tỷ USD để chuyển hướng tập trung vào thị trường châu Á
Ngân hàng - hôm quaNgân hàng HSBC tuyên bố dự định chi khoảng 6 tỷ USD vào việc đẩy mạnh hoạt động trên khắp châu Á, tập trung vào các thị trường Đông Nam Á, Hong Kong và Trung Đông. -
Xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh ở nhóm hàng hóa trị giá gần 16 tỷ USD
Thương mại toàn cầu - 12 giờ trướcTrong nhóm hàng xuất khẩu chính với trị giá tổng cộng hàng chục tỷ USD, trong tháng 1, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh... -
Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch
Chính trị - 11 giờ trướcThủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện chiến lược “vaccine + 5K”, không vì vaccine mà chúng ta chủ quan; đồng thời, phải có ngay quy chế giữa các bộ để lưu thông hàng hóa bình thường với vùng có dịch.