Tác giả `Mùi cỏ cháy` - Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69
Theo thông tin từ nhà thơ Trần Đăng Khoa, chiều nay ngày 20/4, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã qua đời tại nhà riêng do bị tắc phổi. Ngay tối trước đó, nhà thơ vẫn xuất hiện trong các sự kiện văn hóa, do đó thông tin ông ra đi đột ngột khiến nhiều người bàng hoàng.
Chân dung nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
Người thường xuyên cộng tác với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, nhà báo Nhật Minh(Đài Tiếng nói Việt Nam) cho biết: "Gần đây nhà thơ vẫn tham gia các chương trình phát thanh cảu Đài như Đôi bạn văn chương và Khách đến chơi nhà. Chương trình ông tham gia với tư khách cách mời gần đây nhất là Đôi bạn văn chương phát sóng cuối tháng 3 vừa qua. Được biết ông có bệnh về phổi nhưng mọi người vẫn động viên ông giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, nghe tin ông mất tôi rất bàng hoàng và hẳn những người trong giới văn nghệ cũng vậy bởi gần đây nhà thơ vẫn khỏe mạnh".
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thì xót xa chia sẻ: "Thơ Hoàng Nhuận Cầm chính là cảm xúc của những lớp học trò cầm súng trận, rất trong trẻo, tươi sáng, đẹp như làn sương sớm bay trên thảm cỏ ban mai. Ông là người rất nhiệt huyết với thi ca. Mỗi lần nói chuyện, bình thơ ông như một ngọn lửa bùng cháy". Ông Trần Đăng Khoa cũng bày tỏ trước thông tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ra đi:"Đúng là quá đột ngột, đây là một tổn thất không gì bù đắp được".
Bức ảnh cuối cùng của nhà thơ trước khi qua đời. Ảnh: Tran Huu Viet
Nhà thơ Vương Trọng cũng bày tỏ: "Tối hôm nay ngày 20/4, theo kế hoạch của Thư viện Quân đội, Hoàng Nhuận Cầm cùng tôi sẽ có cuộc giao lưu với một đơn vị Công binh đóng tại Ninh Bình. Tuy nhiên, theo cán bộ thư viện báo là anh Cầm ốm không đi được. Sau đó, cuộc giao lưu cũng được thông báo là dời 2 ngày. Tôi nghĩ rằng chắc chờ Cầm khỏi bệnh. Thế nhưng chập tối tôi hay tin Cầm đã mất rồi".
Tiểu sử nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm sinh năm 1952 tại Hà Nội, là con đầu của cố nhạc sĩ Hoàng Giác.
Năm 1969, Hoàng Nhuận Cầm học trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Năm 1971, ông gác lại việc học để tham gia nhập ngũ và từng chiến đấu trong Sư đoàn 352B ở mặt trận Quảng Trị.
Năm 1975, ông trở lại học nốt chương trình Đại học
Năm 1981 ông bắt đầu làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam và từng là Phó Giám đốc hãng phim Hội nhà văn Việt Nam.
Sau đó, Nhà thơ Hoàng Cầm chuyển sang làm việc cho Đài Truyền hình Việt Nam trong một thời gian ngắn.
Đến năm 2005, Nhà thơ quay trở lại làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam.
Các tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là gương mặt quen thuộc trên văn đàn Việt Nam, nổi tiếng với các bài thơ tình được độc giả yêu thích như “Chiếc lá đầu tiên,” “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến,” “Viên xúc xắc mùa thu.” Ông còn là nhà biên kịch với 3 tác phẩm về đề tài chiến tranh, lịch sử đã được dựng thành phim: “Hà Nội mùa Đông năm 46,” “Mùi cỏ cháy,” “Nhà tiên tri” và nhất là một vai diễn hài kịch để đời: Vai bác sỹ Hoa Súng.
Ngoài ra, Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với nhân vật “Bác sĩ Hoa Súng” trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và từ đó nhiều người hâm mộ gọi ông bằng tên này.
Vai diễn Bác sĩ Hoa súng trong chương trình gặp nhau cuối tuần của nhà thơ Hoàng Nhuận Nam. Nguồn ảnh: VTV1
Ngoài các sáng tác thơ, Hoàng Nhuận Cầm còn sáng tác kịch bản phim và đã từng tham gia viết kịch bản nhiều bộ phim điện ảnh lớn. Năm ngoái ông còn tham gia cố vấn cho cuộc thi tìm kiếm kịch bản điện ảnh do Cục Điện ảnh tổ chức nhưng sức khoẻ đã yếu đi nhiều.
Xem thêm: Giáo sư Nguyễn Tài Thu bậc thầy trong lĩnh vực châm cứu qua đời ở tuổi 90
Tâm Phạm