Theo các chuyên gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng tốt tiếp tục trở thành động lực để bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc dẫn dắt trên thị trường, nhất là sau khi “vượt bão” thành công ở giai đoạn khó khăn như năm 2023.
Thủ tướng một lần nữa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện.
Bộ Xây dựng yêu cầu các doanh nghiệp chủ động rà soát về thủ tục pháp lý, nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc của từng dự án để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, Techcombank, MB Bank...
Nhận định về thị trường bất động sản năm 2024, các chuyên gia cho rằng dù tình hình chung chưa thể sôi động ngay, nhưng một số phân khúc vẫn sẽ lọt vào mắt các nhà đầu tư.
Bộ Xây dựng vừa bỏ đề xuất cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán tối đa 5 căn nhà trong một năm tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của luật Kinh doanh bất động sản.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến, thúc đẩy làn sóng dịch chuyển lưu trữ hàng hóa từ cửa hàng bán lẻ sang không gian kho hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đang định hình lại thị trường logistics và tạo ra nhiều loại tài sản đa dạng hơn; trong đó, nổi bật nhất là bất động sản hậu cần đô thị.
Theo quan sát của nhóm chuyên gia, phần lớn các nhà phát triển đang đối mặt với áp lực huy động vốn để triển khai dự án tại các khu đất đã tích lũy từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Đồng thời, việc phải tìm các phương án tái tài trợ các khoản nợ cũ sẽ làm gia tăng rủi ro liên quan đến cơ cấu nguồn vốn và tình trạng thanh khoản của nhóm doanh nghiệp này.