Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Một trong những điểm mới của luật này sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng ôm đất dự án để đấy gây lãng phí đất đai.
Luật Đất đai 2024 được thông qua mới đây đã bỏ khung giá đất, quy định này được đánh giá ít nhiều sẽ khiến giá đền bù đất sẽ sát với giá thị trường, từ đó làm tăng giá BĐS. Theo chuyên gia, một số chủ đầu tư có thể sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ GPMB để làm dự án ngay trong 2024, trước khi luật mới có hiệu lực.
Sáng 18/1, với 432/477 đại biểu có mặt đồng ý, Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, phương pháp thặng dư xác định giá đất vẫn được áp dụng.
Đất đai là vấn đề khó, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân. Luật Đất đai có tầm ảnh hưởng lớn, tác động và điều tiết nhiều ngành luật khác có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV mà sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Cần bổ sung, cụ thể, làm rõ hơn một số quy định, điều, khoản các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường; hỗ trợ tái định cư; phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng… Đây là một trong những trọng tâm được các chuyên gia, đại biểu hội đồng nhân dân, các cấp ngành trao đổi, thảo luận, góp ý tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vào ngày 1/3 do Hội đồng nhân TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Sáng 14/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng cần có cơ chế hữu hiệu hơn để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch của công tác định giá đất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh việc định giá đất theo thị trường không dựa trên ý chí chủ quan mà căn cứ vào những thống kê, tính toán cụ thể.