Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã lên mức cao nhất trong gần 4 tháng sau khi NHNN hút hơn 140.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu, dấu hiệu cho thấy tình trạng dư thừa thanh khoản đã được cải thiện.
Ngay sau khi quy định cho phép khách hàng cá nhân vay vốn ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác có hiệu lực, lãi suất cho vay tại nhiều ngân hàng đã giảm sâu. Dù vậy, việc chuyển nợ vẫn không mấy dễ dàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/9 sẽ quyết định có tăng lãi suất lên mức đỉnh, lần tăng cuối cùng trong nỗ lực chống lạm phát, hay sẽ dừng lại khi tình hình nền kinh tế xấu đi.
Cuộc đua cho vay đảo nợ với lãi suất thấp đang khiến những ngân hàng nhỏ chịu áp lực mất đi thị phần vào tay các "ông lớn" vốn có ưu thế nguồn vốn dồi dào với chi phí vốn thấp.
Trước thềm cuộc họp ngày 19-20/9, xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không muốn tăng lãi suất, nhưng rất ít người trong số họ sẵn sàng tuyên bố đã chiến thắng lạm phát.
Các ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn đã tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn và mức độ khiêm tốn hơn trong tháng 8/2023, khi những khác biệt trong triển vọng tăng trưởng và rủi ro lạm phát khiến lộ trình phía trước chưa rõ ràng.
Vào thời điểm khảo sát, biểu lãi suất của 30 ngân hàng thương mại trong nước được ghi nhận trong khoảng 4,7 - 6,65%/năm, nhận lãi cuối kỳ. Đây là khung lãi suất được áp dụng cho kỳ hạn gửi 6 tháng.
Các nhà giao dịch dự báo hiện có gần 40% khả năng ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Chín, thấp hơn so với tỷ lệ 50% đưa ra vào ngày 22/8.
Lãi suất huy động của các ngân hàng đã liên tục đi xuống kể từ cuối quý I/2023. Hiện lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn dài phổ biến chỉ từ 7 - 7,5%/năm, thay vì mức khoảng 10%/năm như đầu năm. Dù vậy, số dư tiền gửi của khách hàng tại hầu hết các ngân hàng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương sau nửa đầu năm.