Tai biến y khoa liên quan đến gây tê cục bộ “rất hiếm gặp”

Hằng Thu 15:14 | 05/02/2024 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đó là khẳng định của phó giáo sư, TS Phạm Hoàng Khâm. Theo bác sĩ Khâm, ghi nhận của nhiều nghiên cứu trên thế giới, dị ứng thuốc tê nói chung và dị ứng thuốc tê bôi ngoài da nói riêng là cực kỳ hiếm. Hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực da liễu, ông chưa ghi nhận trường hợp biến chứng do bôi tê da khi làm đẹp.

Dị ứng thuốc tê trong chăm sóc da là hiếm gặp - Ảnh minh họa.

Trước đó, mạng xã hội và một số cơ quan báo chí đưa tin, một khách hàng mua gói chăm sóc da tại hộ kinh doanh thẩm mỹ viện Cao Kim, do bà Nguyễn Thu Vân làm chủ.  Cuối tháng 1/2024, khách hàng thực hiện chăm sóc da lần thứ 8 tại cơ sở này. Sau khi được nhân viên ủ tê cục bộ trên vùng da mặt, khách có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn. Khách hàng đã được các nhân viên y tế tại Phòng khám thẩm mỹ  Cao Kim, sơ cứu ban đầu, sau đó được chuyển đến bệnh viện 115 cấp cứu. Sau 1 tuần , khách  đã hồi phục và được xuất viện. Nguyên nhân khiến khách hàng gặp biến chứng sau bôi thuốc ủ tê vẫn chưa xác định.

Đại diện hộ kinh doanh thẩm mỹ viện Cao Kim cho biết, 7 lần trước thực hiện chăm sóc da, đều ủ tê, khách hàng không bị dị ứng cũng như có các dấu hiệu bất thường nào. Lần thứ 8 thì xảy ra sự cố. Dù chưa rõ nguyên nhân khiến khách gặp biến chứng nhưng chúng tôi luôn tích cực phối hợp cùng với gia đình khách hàng trong suốt quá trình điều trị cho bà Nguyên. Toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân do chúng tôi chi trả. Ngoài ra chúng tôi cũng hỗ trợ cho khách chi phí phục hồi sức khỏe sau khi xuất viện”.

Theo PGS. TS Phạm Hoàng Khâm:  Ghi nhận của y văn thế giới, ngộ độc  thuốc tê đường bôi trên da rất hiếm. Cụ thể trong một nghiên cứu tại Đan Mạch, khi khảo sát các trường hợp được báo cáo nghi ngờ dị ứng do thuốc gây tê trong 10 năm (2004-2013) thì không có trường hợp nào dị ứng thực sự. Trong một nghiên cứu khác ở Pháp thì chỉ có 6/1816 người bệnh có phản ứng dị ứng thuốc tê. Như vậy, thực tế dị ứng thuốc tê là hiếm gặp.

Thuốc bôi tê da thường được sử dụng trước khi thực hiện các kỹ thuật làm đẹp xâm lấn như tiêm meso, làm PRP (trẻ hóa da). Khả năng dị ứng thuốc tê gây sốc phản vệ hoặc kết hợp ngộ độc Lidocain ít gặp và gặp khi dùng đường tiêm là chủ yếu.Với trường hợp khách bị biến chứng sau khi ủ thuốc tê tại hộ kinh doanh thẩm mỹ viện Cao Kim cần phải chờ kết luận của hội đồng chuyên môn để biết chính xác nguyên nhân

Bác sĩ Khâm cũng khuyến cáo một số điều trước khi dùng thuốc tê đường bôi da khi làm đẹp. Cần hỏi tiền sử dị ứng với thuốc tê và những người có bệnh lý tim mạch thì không được sử dụng. Quá trình sử dụng, cần chú ý không bôi thuốc diện rộng, không bôi thời gian kéo dài và một điều cũng rất quan trọng là phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, phát hiện kịp thời những phản ứng bất thường có thể xảy ra để sử trí kịp thời theo đúng phác đồ quy định.