
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt
Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch.
Báo Đầu Tư cho biết vào ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 2239/QĐ – TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thị phần vận tải đường sắt liên tục sụt giảm, hiện chỉ chiếm khoảng 1% thị phần vận tải hành khách và 1,3% thị phần vận tải hàng hoá.
Theo đó, Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch; các ủy viên Hội đồng là đại diện các Bộ, cơ quan: GTVT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ; đại diện Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; đại diện Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đại diện UBND các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; đại diện Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam.
Theo báo Pháp Luật & Xã hội Thủ tướng cũng đã quyết định các chuyên gia phản biện Quy hoạch gồm: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trần Tùng (Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam), Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ký (Giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa sau đại học, Trường Đại học GTVT), Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Phong (Chủ tịch Hội Kinh tế và vận tải đường sắt Việt Nam);
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nêu trên có trách nhiệm cử đại diện cơ quan tham gia Hội đồng, gửi về cơ quan thường trực Hội đồng trước ngày 30/12/2020.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 sẽ tiếp tục cải tạo, nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó trọng tâm là tuyến đường sắt Bắc - Nam). Đồng thời, ưu tiên triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM; nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á…
Trong đó, giai đoạn đến 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó ưu tiên tuyến Bắc - Nam). Đồng thời, nghiên cứu, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với đường sắt xuyên Á… nhằm đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa. Tiếp tục triển khai và đưa vào khai thác các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM để đáp ứng khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị.
Đến 2050, Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; hiện đại hóa mạng lưới tuyến đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách địa phương; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn nhằm đáp ứng tối thiểu 5-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa. Hoàn chỉnh mạng đường sắt đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM, phát triển đường sắt đô thị tại các thành phố lớn khác để đáp ứng được trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị.
Nguyễn Triệu
Xem thêm:
Tin liên quan

Trải nghiệm chiếc motor thông minh biết giao tiếp với chủ nhân tại Hà Nội
Mẫu xe Concept có khả năng tự cân bằng, di chuyển, nhận diện, giao tiếp với chủ xe thông qua hệ thống camera và cảm biến.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Lộ diện nhà thầu trúng gói thầu xây lắp Dự án Cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên

Tiền Giang: Trao quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án nhà máy điện gió

Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Bình 2021: Mời gọi hơn 90.000 tỷ đồng

Cà Mau khởi công nhà máy điện gió với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng

Đầu tư khoảng 6.770 tỷ đồng vốn nhà nước cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Mở bán chính thức dự án Chu Lai Riverside với nhiều ưu đãi cho khách hàng
Tin nổi bật

Giá vé máy bay cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tiếp tục có xu hướng càng gần Tết càng giảm, thấp hơn cùng kỳ năm trước tới 2 triệu đồng.
-
Bắt giữ siêu trộm liên tỉnh gây ra hàng chục vụ trộm cắp để lấy tiền sử dụng ma túy
-
Hàng ngàn tỷ đồng ‘chảy’ vào bất động sản Phú Quốc sau hai tuần lên thành phố
-
Geely của Trung Quốc hợp tác với Tencent phát triển công nghệ xe hơi thông minh
-
Mỹ yêu cầu Australia hủy bỏ luật bắt Google và Facebook phải trả phí tin tức
Đọc thêm
-
Bệnh nhân 1440 bị khởi tố về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
An ninh-Trật tự - 9 giờ trướcChiều ngày 19/1, Công an tỉnh Vĩnh Long xác nhận đã khởi tố bị can đối với bệnh nhân 1440 về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. -
Chứng khoán chiều 19/1: Hệ thống lại nghẽn
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcNhà đầu tư bình tĩnh hơn buổi sáng nhưng thanh khoản trên sàn HoSE chỉ tăng thêm 500 tỷ đồng trong 30 phút vì hệ thống có dấu hiệu nghẽn lệnh. -
Công nghệ mới có thể biến không khí thành gạch, thần kỳ không khác gì bảo bối của Doraemon
Khám phá - 10 giờ trướcNghe có vẻ hoang đường nhưng thực sự tồn tại loại công nghệ mới có thể biến không khí mà chúng ta đang hít thở hằng ngày thành gạch để lát tường, sàn nhà... Quá thần kỳ phải không nào? -
Cháu đích tôn của gia tộc giàu nhất Ấn Độ được thừa hưởng những gì?
Lối sống - 10 giờ trướcSinh ra trong gia đình tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani, Prithvi Ambani là một trong những đứa trẻ sơ sinh giàu có và quyền lực nhất thế giới. -
Hà Nội tạm dừng thi công đào đường dịp Đại hội Đảng khóa XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu
Đời sống đô thị - 10 giờ trướcTừ ngày mai (20/1), Hà Nội yêu cầu dừng thi công, đào đường trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
-
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của các ngân hàng
Ngân hàng - 10 giờ trướcLịch nghỉ tết nguyên đán 2021 của các ngân hàng được dựa theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 đã được Nhà nước thông qua. -
Những nước nào bị mất quyền bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc?
Quốc tế - 11 giờ trướcKhông hoàn thành nghĩa vụ đóng góp đúng hạn, Iran cùng 6 quốc gia khác vừa mất quyền bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc. -
Ngân hàng ‘ôm’ trái phiếu doanh nghiệp: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sự kiện-Vấn đề - 11 giờ trướcTheo nhìn nhận của các chuyên gia tài chính việc ngân hàng tăng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. -
Chứng khoán "bắt đáy" - Nhà đầu tư hốt hoảng bán tháo
Trên sàn - 11 giờ trướcChốt phiên giao dịch buổi sáng ngày 19/1, VN-Index giảm kỷ lục gần 75 tương đương 6,3% còn 1.117 điểm. Lực bán ồ ạt trong phiên sáng xóa sạch thành quả của chuỗi tăng điểm từ đầu năm 2021. -
Hãng xe lớn thứ 4 thế giới Stellantis sở hữu 14 thương hiệu con
Chuyển động - 12 giờ trướcSau hơn 1 năm thỏa thuận, hôm 16/1 Fiat Chrysler Automobiles và Peugeot S.A. (PSA) chính thức sáp nhập thành tập đoàn Stellantis - tập đoàn ô tô lớn thứ 4 thế giới.