Thị trường cho thuê ảm đạm, nhà mặt phố cũng rơi vào cảnh ế ẩm
Giá cho thuê các căn nhà mặt phố trên các khu "đất vàng" tại TP.HCM dù có mức giá đang giảm đến 40% những vẫn rơi vào cảnh ế ẩm hậu đại dịch COVID-19.
Theo VnExpress, giá thuê nhà mặt phố tại TP.HCM đang rơi vào chu kỳ điều chỉnh khi giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoài. Đây được đánh giá là mức giảm giá thuê nhà kỷ lục từ trước đến nay, nguyên do là bởi đại dịch COVID-19.
Tại quận 1, trên những tuyến phố có giá đất đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn, có thể thấy hàng loạt các dãy nhà mặt tiền đóng cửa im lìm, dán biển báo và số điện thoại liên hệ bàn nhà hoặc cho thuê, không in nơi còn mạnh tay giảm giá thuê tới 40%. Đây là cảnh trái ngược hoài toàn so với những năm trước, khi đa phần giá thuê nhà mặt tiền tại khu "đất vàng" luôn ở mức cao và được thương lượng "kín" vì cung thấp, cầu cao. Dù vậy, sau tác động của đại dịch, sự sầm uất của các khu phố nhà giàu đã không còn, giá thuê giảm đến gần hai con số. Nhiều nhà mặt tiền tại khu Central Business District ở TP HCM liên tục bỏ trống, bất chấp việc giá thuê giảm mạnh vẫn chịu cảnh ế ẩm trong 9 tháng đầu năm 2020.
Theo ông Bình, môi giới cho thuê bất động sản nhà phố thương mại tại quận 1 cho hay, giá chào thuê mặt bằng giảm ở mức 15-25% thậm chí xuống đến 40% nhưng thị trường vẫn rất ảm đạm, không có mấy hợp đồng cho thuê được ký kết. Không có khách nước ngoài, nhiều nhà hàng và shop chấp nhận dời tới địa điểm thuê rẻ hơn hoặc đóng cửa. Một số khách thuê chọn phương án an toàn hơn là "án binh bất động", chờ cơ hội tốt hơn để bắt đầu kinh doanh trở lại. Ông Bình nhận định: "Việc các khách thuê có xu hướng ép giá xuống thấp hơn nữa cũng trở thành rào cản khiến các hợp đồng thuê gãy gánh giữa chừng".
Bên cạnh đó, giá thuê nhà tại khu phố Hàn Quốc, phố nhà giàu ở Phú Mỹ Hưng (quận 7) cũng chịu cảnh giảm mạnh tới 20-30%. Trước thời điểm dịch bệnh, tỷ lệ hấp thụ bất động sản bán lẻ trong khu phố Hàn Quóc luôn ở mức cao 95%, đến nay giảm còn khoảng 50%. Bên cạnh đó, giá thuê giảm mạnh nhưng phân khúc nhà mặt phố vẫn luôn kén khách nên nhu cầu mua vẫn đang ở mức thấp.
Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam Võ Thị Khánh Trang nhận định, mặt bằng kinh doanh nhà phố đang trải qua làn sóng giảm giá thuê rất mạnh suốt 3 quý vừa qua. Một phần là do tổng diện tích sàn cả căn nhà từ 200-400 m2 trở lên, tính tổng giá thuê nhà tốn quá nhiều chi phí, nhiều khách thuê có ngân sách thấp không thể chi trả. Hiện nay, khách thuê rất thận trọng khi quyết định thuê mặt bằng mới, khiến thị trường thuê nhà giảm trong 3 quý vừa qua. Lượng khách hàng qua lại khu phố này cũng sụt giảm do đại dịch nên tính thương mại của mặt bằng này bị đánh giá thấp so với trước đây.
Dù vậy, nhiều tuyến được tại khu phố Hàn tại Phú Mỹ Hưng đã có dấu hiệu đông đúc trở lại khi một số cửa hàng thuê bắt đầu mở cửa trở lại. Cách đây 3 tháng, do sự lây lan của COVID-19, tại đây từng chứng kiến một cuộc "tháo chạy" của các chủ cửa hàng kinh doanh, hàng loạt mặt bằng bị trả lại cho chủ thuê bởi tình hình kinh doanh ế ẩm và giãn cách xã hội. Không ít cửa hàng thực phẩm tạm ngừng hoạt động đã mở cửa trở lại, nhiều nhà mặt tiền khác đã được chủ mới thuê lại, đang tiến hành sửa chữa tân trang để chuẩn bị đón khách.
Các quán ăn, quán cafe, thời trang, làm đẹp... dọc các tuyến đường như Lê Văn Thiêm, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Văn Nghị và một số con đường nhỏ hơn đã nhộn nhịp khách ra vào. Chị Trinh, chủ một quán cafe tại khu Phú Mỹ Hưng cho hay: nhiều chủ nhà đã chấp nhận giảm 20 – 30% giá thuê so với thời điểm trước dịch do tình hình dịch bệnh khó khăn, do đó việc kinh doanh trên khu phố đã nhộn nhịp hơn trước. Nhiều chủ nhà hàng, cửa hàng thời trang,... kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khấm khá trở lại khi bước vào thời điểm cuối năm có nhiều ngày lễ lớn và chương trình giảm giá.
Linh Chi