Thị trường chứng khoán mới nhất hôm nay có gì đặc biệt?
Chỉ 2 cổ phiếu ngân hàng ghi nhận sắc xanh những phút đầu phiên giao dịch, nhưng sau đó cũng nhanh chóng đảo chiều lao dốc.
Ngay từ đầu phiên giao dịch, sắc đỏ đã bao trùm lên toàn thị trường chứng khoán đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn, các chỉ số vì vậy cũng đồng loạt giảm điểm. VN-Index có lúc giảm hơn 31 điểm ngay sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO). Các cổ phiếu như VIB, LPB, PLX, MWG, SHB, STB, PVD, PVS... đều giảm trên 3%.
MSN và THD là số ít các cổ phiếu vốn hóa lớn còn giữ được đà tăng trong đó, MSN tăng 2,5% lên 123.500 đồng/cp còn THD tăng 0,3% lên 205.800 đồng/cp.
Hiện tại, VN-Index giảm 23,17 điểm (-1,78%) xuống 1.276,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 77,9 triệu cổ phiếu, trị giá 2.400 tỷ đồng. HNX-Index giảm 6,18 điểm (-2,01%) xuống 301,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,8 triệu cổ phiếu trị giá 407 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 1,79 điểm (2,1%) xuống 83,54 điểm.
Áp lực bán ngày càng mạnh hơn và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục lao dốc. Hiện tại, VN-Index giảm 38,03 điểm (-2,93%) xuống còn 1.261,28 điểm. HNX-Index giảm 78,96 điểm (-2,59%) xuống 299,8 điểm. UPCoM-Index giảm 1,59 điểm (-1,86%) xuống 83,74 điểm.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm trên 4% như PVD, VIB, MWG, SHB, LPB, PLX...
Ghi nhân lúc 10h45, toàn bộ 26 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán đều giảm giá. Trong đó, các cổ phiếu giảm mạnh như ABB (-6,2%), VBB (-5,4%), VIB (-5,4%), BVB (-5,2%), SGB (-5,1%),…
Các cổ phiếu lớn cũng bốc hơi mạnh, như VCB giảm 3,4%, CTG giảm 3%, TCB giảm 2%,…
Trước đó, 2 tuần trước, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã giảm mạnh trên dưới 15% như CTG, SGB, EIB, PGB,…đặc biệt BVB giảm 20%. Sau khi lao dốc 2 tuần liên tiếp, nhiều cổ phiếu ngân hàng đã về vùng đáy 2-3 tháng.
Lúc 10h50, VNIndex giảm 33 điểm (-2,54%) xuống 1.266,2 điểm, HNX giảm 7 điểm (-2,3%) xuống 300,68 điểm, UPCoM Index giảm 1,45 điểm (-1,71%) xuống 83,87 điểm.
Thực tế thì chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhất 2 lần rõ rệt bởi dịch. Đầu tiên là vào đầu năm 2020, khi dịch bắt đầu xuất hiện tới cao điểm phải giãn cách xã hội, VN-Index từ vùng gần 1.000 điểm hồi tháng 1/2020 đã lao về đáy cuối tháng 3/2020 ở mốc 645 điểm, mất khoảng 30%. Sau đó khi dịch tái bùng phát vào tháng 8/2020, VN-Index mất đi khoảng 10% số điểm. Còn nhịp giảm mạnh từ 1.200 điểm xuống 1.000 điểm vào tháng 1/2021 vừa qua, dù khá mạnh, nhưng đợt giảm này không hoàn toàn là phản ứng do dịch tái bùng phát.
Trong đợt giảm điểm đang diễn ra từ đầu tháng 7 này, lý do chính có lẽ vẫn là việc thị trường đã tăng nóng và cần một nhịp điều chỉnh, dịch đang xảy ra chỉ là yếu tố cộng thêm mà thôi. Đây là cơ sở để kỳ vọng thị trường không bị bán tháo như đã từng xảy ra đầu năm 2020.
ông Dương Văn Chung, Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1, Công ty Chứng khoán MB cho rằng, động thái bắt đáy lúc này như “bắt dao rơi”. Nhà đầu tư nên quan sát kỹ thị trường trong vòng 2 tuần tới rồi mới quyết định có mua tiếp hay không.
Nhìn chung, để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu, thậm chí tạm thời đứng ngoài thị trường, chờ cơ hội rõ ràng hơn.
Đối với những người xác định rõ mình là nhà đầu tư dài hạn thì việc sở hữu các cổ phiếu cơ bản tốt vẫn khá an toàn, bởi xu thế thị trường trong dài hạn là khả quan.
Nhật Anh (TH)