
Thị trường sản phẩm Halal - cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
(DNVN) - Với sự gia tăng cả về dân số và thị hiếu tiêu dùng của người Hồi giáo hiện nay, sản phẩm Halal ngày càng chiếm thị phần lớn trên thị trường quốc tế và đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực.
Công đồng Hồi giáo có dân số lớn thứ hai trên toàn thế giới, một tôn giáo phát triển nhanh nhất và được dự kiến sẽ chiếm một phần lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó, nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ đang ngày càng chú ý đến người tiêu dùng Hồi giáo.
Chúng ta đang chứng kiến các xu hướng phát triển của thị trường này trong du lịch và khách sạn, thương hiệu và tiếp thị, thực phẩm và đồ uống, làm đẹp, bán lẻ, sức khỏe, lối sống. Khách hàng cũng vì thế tăng cao nhu cầu cả về số và chất lượng sản phẩm Halal.
Dưới đây là các xu hướng hàng đầu cho thị trường Hồi giáo cho năm 2019.
Thực phẩm Halal
Năm 2019, thị trường thực phẩm Halal được dự đoán trị giá hơn 2 tỷ USD và sẽ tăng nhanh hơn so với thị trường thực phẩm thông thường với dự báo có thể chiếm gần 20% thị trường thực phẩm thế giới.
Điều này có nghĩa là nhu cầu về thịt Halal, một món ăn quan trọng trong thực đơn của người Hồi giáo trên toàn thế giới gia tăng nhanh chóng.
Ví dụ như Philippines, nước này đã thấy cơ hội ở thị trường Halal và các công ty tại đây đã đầu tư nhiều hơn để tăng cường năng lực của quốc gia để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ Halal. Họ đã thúc đẩy quan hệ đối tác với Brunei, Indonesia và Malaysia để phát triển thị trường cho sản phẩm Halal của mình.
Tương tự, tại Đài Loan, chuỗi nhà hàng bánh bao Din Tai Fung được gắn sao Michelin đã thay thế thịt lợn bằng thịt gà tại một số cửa hàng ở Jakarta và Kuala Lumpur.
Các công ty lớn trên thị trường như Nestle, Cargill, Unilever, Kawan Food cũng đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần. Thị trường Halal đã và đang mang đến cơ hội phát triển cho cả hệ thống chuỗi từ sản xuất đến dịch vụ tại nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, các sản phẩm nông sản như chè, cà phê cũng bắt đầu tham gia tốt hơn trong chuỗi cung cấp thực phẩm Halal.
Công nghiệp thời trang Halal
Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo Toàn cầu năm 2018, người tiêu dùng Hồi giáo chi khoảng gần 300 tỷ USD cho quần áo và ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tăng lên 322 tỷ USD vào năm 2019 - lớn hơn thị trường quần áo hiện tại của Anh (110 tỷ USD) , Đức (101 tỷ USD) và Ấn Độ (98 tỷ USD) cộng lại.
Các thương hiệu toàn cầu đã bắt đầu phục vụ cho nhóm người Hổi giáo trẻ, có thu nhập cao và sẵn sàng chi tiêu cho cá nhân lớn. Dòng sản phẩm Shiseido từ Zara hiện đã được chứng nhận Halal, Uniqlo đã giới thiệu một loạt quần áo dành cho người Hồi giáo, tuy còn rất khiêm tốn.
Đặc biệt, người Hồi giáo đang tham gia ngày càng tăng vào các sự kiện thể thao cấp khu vực và quốc tế cũng là cơ hội để họ quảng bá văn hóa bản sắc của mình, đặc biệt là trên lĩnh vực thời trang với các sản phẩm giản dị mà độc quyền như khăn trùm đầu thân thiện với thể thao, quần ống rộng, áo phông, áo khoác…
Ở chiều ngược lại, các sản phẩm như thời trang đường phố, áo tắm, đồ bơi của văn minh phương Tây cũng đang ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng của người Hồi giáo, tạo dư địa lớn cho thị trường tại các quốc gia Hồi giáo.
Điều này chứng tỏ sức mạnh của thị trường thời trang Hồi giáo mới nổi, tạo dư địa lớn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới đầu tư và mở rộng đầu tư cũng như tạo ra từng phân khúc trong chuỗi giá trị thuộc công nghiệp thời trang toàn cầu.
Mỹ phẩm Halal và sản phẩm chăm sóc cá nhân
Nhu cầu mạnh mẽ đối với các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và chăm sóc cá nhân bằng sản phẩm có chứng nhận Halal đang tăng lên, khiến thị trường này mở rộng nhanh chóng.
Tại Việt Nam, đã có một vài công ty cung cấp sản phẩm chăm sóc cá nhân với người Hồi giáo nhưng quy mô còn rất nhỏ.
Du lịch Halal
Halal không còn độc quyền trong lĩnh vực thực phẩm mà còn bao gồm lĩnh vực du lịch. Trong năm 2019, ước tính khách du lịch Hồi giáo sẽ vào khoảng 329 triệu người.
Nhiều quốc gia đang chú ý đến du lịch Halal theo mô hình du lịch thân thiện với gia đình. Indonesia đang coi du lịch Halal là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho nền kinh tế. Họ đang chuẩn bị các điểm đến du lịch Halal ở nước họ, với mục tiêu nhắm đến khoảng bốn triệu khách du lịch Hồi giáo vào năm 2019.
Để quảng bá cho du lịch Việt Nam hướng tới khách hàng là người Hồi giáo, Công ty tư vấn Phát triển Halal và Sở Du lịch Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức hội thảo ”Dịch vụ thân thiện cho người Hồi giáo” theo tiêu chuẩn Halal MS 2610:2014.
Đây có thể coi là một trong những bước đi của doanh nghiệp Việt trong việc tiếp cận với thị trường Halal đầy tiềm năng này.

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm tấm từ 18 quốc gia

Điểm danh 9 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2

Rau quả Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Thái Lan

Chống gian lận xuất xứ: 15 nhóm hàng xuất khẩu vào tầm ngắm kiểm tra
Tin nổi bật

-
Thêm gần 40 người biểu tình thiệt mạng trong ngày đẫm máu nhất sau đảo chính Myanmar
-
Nhật Bản phát minh miếng dán giúp vaccine COVID-19 tự thẩm thấu vào da
-
Chính Phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành 2 đoạn cao tốc Bắc Nam trong năm 2023
-
HoSE chuẩn bị đón thêm 1,2 tỷ cổ phiếu mới từ 3 doanh nghiệp niêm yết
Đọc thêm
-
Rời The Coffee House, Nguyễn Hải Ninh lập startup bất động sản vừa ra mắt đã gọi vốn 1 triệu USD
Khởi nghiệp - 13 giờ trướcSau khi công bố rời đứa con tinh thần The Coffee House, cựu CEO Nguyễn Hải Ninh mới đây đã xuất hiện trong một vai trò mới: Thành viên ban điều hành của một startup BĐS mà dàn lãnh đạo toàn người "có số" trong giới. -
Công ty mẹ của Shopee tìm cách thoát lỗ sau nhiều năm đốt tiền
Chuyển động - 13 giờ trướcSea Group chưa bao giờ báo lãi, nhưng giá cổ phiếu vẫn cao ngất ngưởng. Chuyên gia của Bloomberg nhận định đây là một "bong bóng công nghệ" khổng lồ. -
PGBank muốn dừng sáp nhập với HDBank
Ngân hàng - 15 giờ trướcViệc sáp nhập với HDBank kéo dài suốt nhiều năm nhưng chưa thành, PGBank trình cổ đông phương án dừng sáp nhập. -
Pokémon là thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD
Chuyển động - 2 ngày trướcPokémon được hãng Nintendo cho ra đời vào năm 1996 và chỉ trong 25 năm nó đã trở thành thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD. -
Novaland bổ nhiệm giám đốc tài chính mới
Chuyển động - 14 giờ trướcBà Nguyễn Thị Xuân Dung được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc tài chính Novaland từ ngày 1/3.
-
2 tháng đầu năm ngành Thuế thu ngân sách đạt 246 nghìn tỷ đồng
Thuế - 14 giờ trướcTính đến hết 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020. -
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 13 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank. -
Phó Chủ tịch Nike bị mất chức sau nghi vấn tuồn giày cho con trai ra chợ đen bán kiếm lời
Quốc tế - 17 giờ trướcTheo Bloomberg, bê bối chấn động này liên quan đến lãnh đạo cấp cao của Nike là Ann Hebert vốn giữ chức Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Nike khu vực Bắc Mỹ mới đây đã từ chức và rời công ty vào ngày thứ Hai ngày 1/3. -
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
Đời sống đô thị - 17 giờ trướcViệc tai nạn giao thông (TNGT) có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong khoảng 2 tháng trở lại đây khiến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị trực thuộc. -
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
Quốc tế - 19 giờ trướcÔng trùm thời trang trực tuyến, trị giá 1,9 tỷ đô la Mỹ đang tìm kiếm 8 người để tham gia cùng ông trong nhiệm vụ mặt trăng riêng tư đầu tiên trên tàu SpaceX của Elon Musk.