
Thông tư quy định về hàng hóa của Việt Nam không áp dụng cho hàng xuất khẩu
(DNVN) - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh lưu ý điều này tại cuộc trao đổi với báo chí, chiều 14/8.
Các điều khoản chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư;
Các trường hợp được phép và không được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam, cách thức và ngôn ngữ thể hiện;
Các trường hợp, tiêu chí để hàng hóa được coi là hàng hóa của Việt Nam;
Các quy định khác liên quan đến việc xác định hàng hóa của Việt Nam (gia công đơn giản, bao bì phụ kiện, tỷ lệ linh hoạt, yếu tố gián tiếp);
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và tổ chức thực hiện.
Đáng chú ý, Điều 1 của Thông tư quy định: Thông tư này không áp dụng cho hàng nhập khẩu đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam.
“Điều này có nghĩa, nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn mác thể hiện xuất xứ không phải xuất xứ Việt Nam thì khi lưu thông trên thị trường, việc ghi nước xuất xứ sẽ được thực hiện theo Nghị định 43/2017. Thông tư của Bộ Công Thương không điều chỉnh các trường hợp này”, ông Khánh nói.
Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, nếu hàng nhập khẩu lại gắn sẵn nhãn mác thể hiện đó là "hàng Việt Nam" thì Thông tư này sẽ được áp dụng. Cơ quan chức năng sẽ có quyền yêu cầu người nhập khẩu chứng minh đó là hàng Việt Nam trước khi cho phép hàng hóa được thông quan. Đây là điểm mới, rất đáng lưu ý của Thông tư.
Dự thảo “Thông tư quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam” quy định hàng hóa được phép thể hiện là hàng hóa của Việt Nam trong 2 trường hợp sau:
Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Thông tư.
Thứ hai, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa theo quy định tại Điều 9 của Thông tư.

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép lựa chọn một trong các cách quy định tại khoản 2 Điều 4 để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam. Họ có thể lựa chọn cụm từ phù hợp nhất với quy trình sản xuất, gia công, chế biến của họ. Theo kinh nghiệm chung trên thế giới thì các sản phẩm có xuất xứ thuần túy thường dùng cụm từ "Sản phẩm của..." mà không dùng các cụm từ như "Chế tạo tại... " hay "Sản xuất tại...”, ông Khánh cho biết.
Dự thảo “Thông tư quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam” cũng không quy định cách thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam bằng việc ghi nhãn bằng tiếng nước ngoài, thí dụ như "Made in Viet Nam" hay "Product of Viet Nam".
“Thông tư này áp dụng cho hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam nên ngôn ngữ thể hiện bắt buộc phải là tiếng Việt. Chúng ta là người Việt và không có nhu cầu sử dụng tiếng nước ngoài để giao tiếp với nhau”, ông Khánh giải thích.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
DS. Lê Thị Bình: Một đời thao thức với hai từ Đông dược
Lối sống - 2 ngày trướcTận tâm, tận lực, dành trọn tuổi thanh xuân cho công cuộc nghiên cứu, bào chế các sản phẩm Đông dược, DS. Lê Thị Bình đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý. -
Thế giới Di Động lãi gần 500 tỷ đồng trong tháng 1/2021
Chuyển động - 7 giờ trướcCông ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 1, với doanh thu thuần hợp nhất hơn 11.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 494 tỷ đồng. -
Tạp chí điện tử Doanh Nhân Việt Nam tuyển dụng phóng viên, biên tập viên
Dân sinh - 6 ngày trướcNhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự, làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh. -
Hơn 100.000 người trở thành triệu phú nhờ bitcoin
Tiền tệ - 2 ngày trướcTheo công ty theo dõi dữ liệu tiền điện tử bitinfocharts, hiện có khoảng 100.000 người có từ 1 triệu USD trở lên được tích lũy trong tài khoản bitcoin. -
Hải phòng cho phép nhà hàng, quán cà phê và nhiều hoạt động kinh doanh hoạt động trở lại từ ngày 1/3
Dân sinh - 9 giờ trướcHải Phòng tiếp tục tạm đình chỉ các hoạt động sau: Lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; các giải đấu thể thao; tổ chức ăn uống tập thể tập trung quá 20 người…
-
Chiêu trò doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng để “lách” luật cấm thương mại của Mỹ
Quốc tế - 9 giờ trướcCác công ty Trung Quốc đang mua vào hàng loạt máy sản xuất chip điện tử đã qua sử dụng để đẩy mạnh sản lượng ở quê nhà, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt. -
COVID-19 kéo dài: Ngành du lịch, khách sạn gắng gượng tìm giải pháp
Sự kiện-Vấn đề - 14 giờ trướcThêm “cú đấm” trời giáng khi dịch COVID-19 tái bùng phát, ngành du lịch, khách sạn gượng dậy tìm cách vượt khó và nỗ lực dần thích ứng phần nào với nhiều giải pháp. -
Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcSự phục hồi nguồn cung của Ấn Độ sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2021... -
Chính thức công bố 9 nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí tiêm vaccine COVID-19
Dân sinh - 15 giờ trướcNghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 nêu rõ 9 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí. -
Tỷ phú Ấn Độ bị đe dọa khủng bố tại nhà riêng trước ngày trở lại ngôi giàu nhất châu Á
Lối sống - hôm quaMột ngày trước khi trở lại ngôi giàu nhất châu Á, tỷ phú Mukesh Ambani bị đe dọa khủng bố bằng chiếc xe chở vật liệu phát nổ đỗ gần nhà riêng.