Thứ trưởng Bộ Công Thương nói gì về vụ mì Hảo Hảo có chất Ethylene Oxide?

07:21 | 07/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, yêu cầu Ban bảo vệ an toàn thực phẩm của TP.HCM kiểm tra quy trình sản xuất và việc tuân thủ các quy định của hai doanh nghiệp này thế nào.

Bên lề cuộc họp báo Chính phủ tối 6/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có trao đổi với báo chí liên quan tới vụ nghi vấn mì Hảo Hảo chứa chất cấm theo cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, liên quan đến vụ việc, Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, yêu cầu Ban bảo vệ an toàn thực phẩm của TP.HCM kiểm tra quy trình sản xuất và việc tuân thủ các quy định của hai doanh nghiệp này thế nào. Bộ Công Thương đã nhận được báo cáo của các đơn vị này.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Báo Lao Động. 

Ban bảo vệ an toàn thực phẩm TP.HCM khẳng định các doanh nghiệp có liên quan tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với Công ty Acecook Việt Nam và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương, hai doanh nghiệp này khẳng định không phải tất cả các sản phẩm sang thị trường Ireland và Na Uy có yêu cầu phải thu hồi, mà chỉ có một số sản phẩm nhất định theo thông báo của nhà chức trách các nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần thêm thời gian để thu hồi, phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra các sản phẩm của hai doanh nghiệp này, để xác định việc tuân thủ quy định là như thế nào, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được hay không.

Thứ thưởng Đỗ Thắng Hải nói rằng, hiện nay, quy định ngưỡng cụ thể về chất ethylene oxide giữa các quốc gia không giống nhau. Ví dụ như Ireland đánh giá ethylene oxide là vượt ngưỡng nhưng lại thấp hơn so với Mỹ. Các doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường EU chứ không sản xuất và sử dụng tại Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng cần thêm thời gian để phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra các sản phẩm của hai doanh nghiệp này, để xác định việc tuân thủ quy định là như thế nào, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được hay không.

“Ví dụ như Ireland đánh giá ethylene oxide là vượt ngưỡng thì ở Việt Nam thành phần này còn kém rất xa, thậm chí cũng kém so với Mỹ. Các doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường EU chứ không sản xuất và sử dụng tại Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường nào thì phải nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường đó. Như thị trường Mỹ, họ có quy định cao hơn rất nhiều so với những tiêu chuẩn của các thị trường khác mà Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu. Bởi vậy, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nào thì phải tuân thủ quy định của thị trường đó, không tuân thủ thì không thể xuất khẩu hàng hóa được.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nói thêm, theo luật của Việt Nam, các doanh nghiệp được quyền công bố về chất lượng của họ. Còn các cơ quan theo thẩm quyền sẽ tiến hành hậu kiểm các sản phẩm. Vì thế cần thời gian để các cơ quan làm rõ vấn đề này.

Trước đó, trả lời báo chí xung quanh vấn đề này, chuyên gia Vũ Thế Thành cho biết, Việt Nam theo tiêu chuẩn Codex của Uỷ ban quốc tế, không có giới hạn EO thì không vi phạm.

Ông Thành cho rằng, việc quy định tùy từng thị trường, ví dụ nếu xuất sang Nhật Bản không vi phạm. Mỗi một nước có quy định về an toàn thực phẩm khác nhau. Không thể dùng chuyện khác nhau để nói tiêu chuẩn châu Âu khắt khe hơn, tiêu chuẩn Việt Nam thấp hơn. Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế Codex thì lấy gì mà thấp hơn.

Theo khảo sát của PV, hiện nay nhiều siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa vẫn bán các sản phẩm của Acecook trong đó có mì Hảo Hảo. Bà Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, bà biết thông tin mì Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland trên  báo đài. Tuy nhiên, hiện nay chưa thấy cơ quan chức năng nào ở Việt Nam thông báo thu hồi sản phẩm nên gia đình bà vẫn dùng bình thường. 

“Hiện chợ và siêu thị vẫn bán mì Hảo Hảo như bình thường. Nếu Hảo Hảo trong nước có chất cấm thì chắc chắn chính quyền sẽ vào cuộc khuyến cáo hay thu hồi ngay rồi. Nhà tôi vẫn đang sử dụng loại mì này”, bà Mai nói.

Cũng về vấn đề này, lãnh đạo Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Công Thương) cũng thông tin cho báo chí rằng, đây không phải là lần đầu châu Âu thu hồi các sản phẩm tương tự vì có chất EO.

Ví dụ, tháng 8/2020, Văn phòng Liên bang về Bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm Đức cũng thông báo thu hồi lô sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc vì có hàm lượng EO cao. Cùng thời điểm, hệ thống cảnh báo sớm RASFF của Liên minh châu Âu cũng ra thông báo về sản phẩm mì ăn liền hải sản được sản xuất tại nhà máy Busan cũng của Hàn Quốc.

 

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, về việc lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt. Thủ tướng chỉ đạo, tất cả hàng hóa (trừ hàng cấm) đều được phép lưu thông. Bộ Công Thương đã thông suốt cùng chúng tôi thực hiện điều này. Thứ hai, tất cả tuyến đường đều được phép lưu thông. Đối với phương tiện đã được Bộ GTVT cấp mã QR thì thống nhất các chốt không kiểm tra, không test nhanh. Đây là chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng, chúng tôi đã truyền đạt tất cả điều này tới các địa phương.

 

ĐỌC NHIỀU