
Thủ tướng: Miền Trung-Tây Nguyên phát triển để ổn định
(DNVN) - Tại buổi làm việc với các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quan điểm phát triển khu vực này là phát triển để ổn định chứ không phải ổn định để phát triển.
Cuộc họp do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban chủ trì. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các thành viên Tổ Biên tập và lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, khu vực miền Trung Tây Nguyên là địa bàn còn nhiều khó khăn, cần tập trung đầu tư phát triển.
Thủ tướng đánh giá, nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng… Dân số của vùng trên 12 triệu người, chiếm gần 13% dân số cả nước, chiếm 1/4 diện tích cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, cây công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Miền Trung, Tây Nguyên cũng là khu vực có vị trí kinh tế, địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và cũng là địa bàn sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế riêng có cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu của cuộc họp nhằm tập hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo Văn kiện chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sao cho sát với tình hình thực tiễn, nhất là làm rõ các điểm nghẽn, nút thắt trong phát triển; trên cơ sở đó góp ý với Trung ương xây dựng Đề cương Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo về tình hình Kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng.
Thủ tướng đặt ra yêu cầu trong hoạch định đường hướng phát triển của đất nước thời gian tới có sự kế thừa những thành tựu đổi mới; đồng thời cần đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển sao cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa đất nước có bước phát triển mạnh mẽ hơn hiện nay.
Thủ tướng lưu ý các địa phương và các bộ, ngành cần thẳng thắn nêu rõ những vấn đề đang là vướng mắc, cản trở phát triển ở địa phương, vùng và cả nước, bởi đây cũng là nội dung thảo luận tại Đại hội Đảng bộ các cấp. Cùng với đó là nêu bật những điểm tồn tại, yếu kém của địa phương trong 10 năm qua.
Cuộc họp cũng cần làm rõ những cách vận dụng sáng tạo, những mô hình phát triển mới, hiệu quả như phát triển nông nghiệp hữu cơ, chế biến sâu…
Thủ tướng đề nghị các địa phương đề xuất các phương hướng, mục tiêu phát triển của địa phương, vùng và cả nước, trong đó phải có quan điểm phát triển, đột phá chiến lược. Thủ tướng yêu cầu thành phố Đà Nẵng báo cáo kết quả quản lý, phát triển đô thị; vai trò liên kết với các địa phương trong vùng.
Sau khi lắng nghe các ý kiến trao đổi tại buổi làm việc, phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, 10 tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã đạt nhiều thành tựu lớn trên nhiều mặt, có những mặt vượt bậc, từ hạ tầng đến nhiều sản phẩm; an ninh trật tự được đảm bảo; đời sống nhân dân được nâng lên, công tác chăm sóc người có công được quan tâm triển khai.
Thủ tướng khẳng định lại quan điểm không có chủ trương phá rừng nghèo để trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng cũng chỉ rõ thực trạng phát triển nhà máy thủy điện quá mức ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, gây ảnh hưởng đến đầu nguồn và là nguyên nhân của lũ lụt. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, tài nguyên nông lâm trường chưa đạt hiệu quả, vẫn xảy ra tình trạng đồng bào thiếu đất sản xuất. Giao thông nội vùng và đối ngoại còn thiếu và yếu, đây cũng là một trong những lý do khó thu hút đầu tư đến vùng. Ngoài ra, nguồn nhân lực miền Trung-Tây Nguyên cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đặc biệt, chưa có cơ chế kết nối vùng hiệu quả, cơ chế điều phối cũng chưa rõ ràng. Tỷ lệ doanh nghiệp còn thấp so với quy mô dân số.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm phát triển khu vực miền Trung-Tây Nguyên: “Phát triển để ổn định chứ không phải ổn định để phát triển. Phát triển xanh, chống sa mạc hóa Tây Nguyên.”
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu cơ chế liên kết vùng hiệu quả; rà soát quy hoạch tổng thể, nhất là quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Tiếp tục khai thác tiềm năng lợi thế từng địa phương có đặc điểm sinh thái khác nhau; cơ cấu lại ngành nông nghiệp và du lịch. Miền Trung-Tây Nguyên phải khôi phục phát triển kinh tế rừng, kinh tế lâm nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo, du lịch.
Thủ tướng lưu ý việc xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả với những doanh nghiệp nòng cốt, lấy người nông dân làm chủ thể, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhất là các mặt hàng thế mạnh để làm lợi thế so sánh của vùng. Đặc biệt, khu vực miền Trung-Tây Nguyên cần chú trọng phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông cả đường bộ, đường sắt và hàng không; quan tâm đặc biệt đến chính sách đồng bào dân tộc, chăm sóc người có công, làm tốt công tác hậu phương quân đội để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao khả năng quản trị, xác định tầm nhìn chiến lược bền vững cho vùng và từng địa phương.
Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh miền Trung Tây Nguyên cần tăng cường ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống, không để tụt hậu về công nghệ, thương mại điện tử.
Đề nghị tiếp tục kiên định 3 đột phá chiến lược để tháo gỡ nút thắt ở khu vực trọng yếu này của đất nước, Thủ tướng cũng đặt ra mục tiêu trong nhiệm kỳ đến, phần lớn các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên phải tự cân đối được ngân sách; cùng với đó là xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển phù hợp với đặc thù của địa bàn./.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam

Thủ tướng “Đối thoại 2045”: Lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa

Một số cơ quan, đơn vị giới thiệu người ứng cử ĐBQH khóa XV

Nhà báo Trần Tuấn Linh được bổ nhiệm giữ chức Tổng biên tập báo Sức khỏe và Đời sống

Cả nước có 184 đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Tập đoàn Nam Group bị xử phạt vì xây dựng Thanh Long Bay không phép
Cảnh báo - 12 giờ trướcMặc dù chưa có giấy phép xây dựng dự án Thanh Long Bay nhưng Tập đoàn Nam Group vẫn thi công buộc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận phải xử phạt 17,5 triệu đồng. -
Thủ đoạn của cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn Lê Tấn Hùng tham ô 13 tỷ đồng
An ninh-Trật tự - 12 giờ trướcCựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới bàn bạc, thống nhất với hai công ty du lịch cùng thực hiện gian dối hợp thức hồ sơ dòng tiền nhằm tham ô 13 tỷ đồng. -
Vụ Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - Sagri: Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM gây thiệt hại hơn 348 tỷ
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcLiên quan đến vụ sai phạm tại Sagri, ông Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) bị cáo buộc phạm tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí số tiền hơn 348 tỷ đồng. -
13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất
Dân sinh - 13 giờ trướcTheo kế hoạch của Bộ Y tế, có 13 địa phương được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 sớm ngay trong đợt đầu tiên tháng 3 và tháng 4/2021 gồm: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng,.. -
Vụ Công ty Mekolor kiện Barclays Long Island Limited ra tòa ICC: Nhà đầu tư Anh phản bác
Cảnh báo - 14 giờ trướcMới đây nhà đầu tư Barclays Long Island Limited (nước Anh) đã có thông tin phản hồi về việc bị Công ty Mekolor (Cần Thơ) kiện Tòa trọng tài thương mại quốc tế ICC, đòi bồi thường 20 tỷ EUR.
-
An Phát Holdings thành lập khu công nghiệp An Phát 1 gần 2.000 tỷ đồng tại Hải Dương
Chuyển động - 14 giờ trướcUBND tỉnh Hải Dương vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án khu công nghiệp An Phát 1 do Tập đoàn An Phát Holdings là chủ đầu tư. KCN có diện tích 180 ha, tổng vốn đầu tư 1.947 tỷ đồng. -
Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Tin tức - 15 giờ trướcChi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim. -
Thủ tướng “Đối thoại 2045”: Lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa
Chính trị - 15 giờ trướcChiều 6/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045”. -
Hơn 57.000 tài khoản chứng khoán mở trong tháng trước Tết
Trên sàn - 16 giờ trướcTháng 2/2021 có 57.000 nhà đầu tư cá nhân trong nước mới tham gia thị trường, gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái. -
Coteccons để trống ghế tổng giám đốc
Chuyển động - 16 giờ trướcCoteccons bổ nhiệm 4 phó tổng giám đốc sau khi quyền tổng giám đốc Võ Thanh Liêm rời công ty. Hiện công ty xây dựng này khuyết vị trí CEO.