
Tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi đổ vốn tín dụng vào bất động sản
Nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường bất động sản vẫn liên tục tăng và nợ xấu có xu hướng tăng theo.
Bất động sản vẫn hút vốn tín dụng
vneconomy.vn cho biết, theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, trong năm 2020 tín dụng ngân hàng cho vay bất động sản vẫn ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản năm 2019 đạt 521.821 tỷ đồng. Đến quý 1 và quý 2/2020 tăng lên lần lượt mức 526.396 tỷ đồng và 580.168 tỷ đồng. Sang quý 3 đạt 606.253 tỷ đồng và hết năm là 633.740 tỷ đồng.
Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 4,36% thì giai đoạn quý 1/2020 chỉ tăng khoảng 0,88%. Bộ Xây dựng giải thích, đây là quãng thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhất nên thị trường bất động sản trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Tới quý 2/2020, khi thị trường cải thiện hơn về giao dịch, dư nợ bất động sản của doanh nghiệp bứt tốc với mức tăng 10,21% và dần ổn định trở lại ở các quý còn lại (khoảng hơn 4,3%). Luỹ kế cả năm 2020 tăng 21% so với năm 2019.

Lo rủi ro tín dụng bất động sản
Tại một báo cáo khác về năm 2020 nhưng của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng số doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới là 6.694 doanh nghiệp, giảm 15,5% so với năm 2019. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp bất động sản hoàn tất thủ tục giải thể lên tới 978 doanh nghiệp, tăng 42,6% và có 1325 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 121,6% so với năm liền trước.
Như vậy, trong năm 2020, ngành bất động sản đã có sự thanh lọc. Song như trên, dư nợ tín dụng vẫn ghi nhận tăng, điều này chứng tỏ thị trường bất động sản vẫn phát triển và không có sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đột biến khác, vẫn dựa chủ yếu vào vốn tín dụng ngân hàng. Hay nói cách khác, bất động sản vẫn hút vốn tín dụng.
Không những thế, ngoài việc rót vốn đều cho các doanh nghiệp bất động sản thì nhiều ngân hàng cũng liên tục giảm lãi suất và đưa ra các gói vay mua nhà hấp dẫn, kích thích nhu cầu mua nhà của người dân. So với thời điểm cuối năm 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây.
Theo đó, tổng dư nợ toàn ngành bất động sản cũng tăng từ 8,2 triệu tỷ đồng của năm 2019 lên 8,8 triệu tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2020.
Nợ xấu của doanh nghiệp bất động sản tăng
Song song cùng dư nợ tăng, nợ xấu của doanh nghiệp bất động sản cũng tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu bất động sản của cả nước tính đến tháng 12/2020 rơi vào mức 1,85%. Con số này tuy thấp hơn nhiều so với năm 2017 (2,48%), năm 2018 (1,95%) nhưng lại cao hơn so với tháng 12/2019 (1,58%).
Thực chất, tỷ lệ nợ xấu bất động sản đúng như con số trên thì không hề đáng lo nếu thị trường vẫn thu hút được nguồn vốn khủng rót vào như mọi năm.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy nguồn vốn cho bất động sản đang dần bị thu hẹp, nợ xấu tiềm ẩn rủi ro khi đáo hạn khoản vay.
Bởi lẽ, về vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, việc hàng loạt quy định pháp lý mới được ban hành sẽ tạo ra độ trễ từ 3-6 tháng, dẫn tới quá trình chào bán trái phiếu dự kiến sẽ chậm hơn so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ngày càng lớn đã gây áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp.

Lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ngày càng lớn đã gây áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp.
Thống kê mới đây của Fiin Ratings cho thấy, hệ số chi trả lãi vay của các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu trong năm 2020 giảm về mức 0,7 lần, tức lợi nhuận tạo ra không đủ trang trải lãi vay. Hệ số nợ vay ròng/EBITDA tăng lên tới 17,3 lần.
Đây là mức rất cao nếu so với kỳ hạn bình quân 3,8 năm của các trái phiếu bất động sản. Và do đó, khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc lớn vào sự hồi phục của ngành bất động sản nhà ở.
Trong khi đó, thị trường bất động sản cả nước nhìn chung chưa có bong bóng, song nguồn cung mới thiếu hụt trầm trọng. Tổng hợp đến cuối năm 2020, số lượng nhà ở đưa ra thị trường còn tồn, chưa có giao dịch chỉ còn gần 9.000 căn. Chưa kể, thị trường bất động sản cũng chưa có dấu hiệu hồi phục bền vững.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngân hàng
Vẫn theo vneconomy.vn, về tín dụng ngân hàng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết, năm 2021 vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Đặc biệt là đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng, tập trung nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại có hiệu quả cao tiêu thụ tốt, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA đánh giá, các kênh huy động vốn trung và dài hạn từ thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư bất động sản, các quỹ đầu tư tín thác bất động sản, chưa phát triển đầy đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường. Vì vậy, các dự án bất động sản vẫn phụ thuộc và dựa chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng cùng nguồn vốn huy động từ khách hàng.
“Điều này rất đáng lo, vì một số khoản vay tín dụng bất động sản có thừa nguy cơ chuyển thành nợ xấu và thị trường chưa đảm bảo phát triển ổn định và bền vững”, ông Châu nói.
Trước hiện tượng nhiều ngân hàng đua nhau đổ vốn vào bất động sản và hạ lãi suất cho vay mua nhà, Ngân hàng Nhà nước đưa ra khuyến cáo sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro, đặc biệt là cho vay các dự án có quy mô lớn, biệt thự, nghỉ dưỡng; tập trung nguồn vốn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thực của người dân.
Một số chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cho vay để ngăn chặn tình trạng tín dụng chảy vào BĐS "núp bóng" qua sản xuất kinh doanh.
Các ngân hàng cũng cần đánh giá được mức độ rủi ro của khoản vay, đặc biệt phải chủ động theo dõi hoạt động đầu tư của tổ chức vay vốn để quản lý khoản vay.
Minh Hoa
Tin liên quan

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể lên hơn 30 tỷ USD
Nếu thương vụ IPO của VinFast ở Mỹ đạt được mục tiêu vốn hóa 50 tỷ USD như kỳ vọng, thì khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng có thể tăng thêm ít nhất là 20 tỷ USD, trở thành người giàu nhất Đông Nam Á.

Bản tin Kinh tế 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không camera

Vụ chi hơn 2800 tỷ đồng đấu thầu mỏ cát: Công ty giặt là vốn chỉ 27 tỷ đồng

Trung tâm thương mại thành nơi… tập thể dục

Bản tin Kinh tế 29/03: Giải cứu thành công siêu tàu mắc kẹt, giá vàng và USD đồng loạt giảm
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Có hay không chuyện VETC “đì” Viettel trong dịch vụ thu phí tự động?

Thanh Hóa: Đập Đá Bàn chưa bàn giao đã nứt, trách nhiệm thuộc về ai?

Ban quản lý các dự án lưới điện Miền Trung hoàn thành nâng công suất Trạm biến áp 220kV Quang Châu

KBIZ Day 2021: 200 cuộc kết nối trực tuyến cho doanh nghiệp Việt-Hàn

Mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt xuất khẩu: Số lượng bắt đầu tăng đột biến

Golden Wind Resort & Hotel Cửa Lò, giá trị từ sự khác biệt
Tin nổi bật

Trong thời gian gần đây, công tác khác phục hiện tượng nghẽn lệnh vẫn tiếp tục được HoSE và các đơn vị liên quan nỗ lực triển khai và đã cho thấy kết quả bước đầu.
Đọc thêm
-
Giá thép tăng 40% đạt mức kỷ lục, nguyên nhân do đâu?
THỊ TRƯỜNG - 5 giờ trướcMức giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất thép cao dẫn đến giá thép tăng đột biến, đỉnh điểm đạt 40% so với quý III/2020. -
Không ngừng tìm kiếm 3 điều này sẽ giúp bạn nhận thấy giá trị tồn tại của bản thân
XÃ HỘI - 7 giờ trướcCon người là những sinh vật liên tục thay đổi, chính vì thế mà nhà triết học Heraclitus có từng nói: "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, bởi đó là dòng sông ban đầu và người đó cũng không còn như trước". -
Nhân viên HSBC có thu nhập cao nhất ngành ngân hàng tại Việt Nam
TÀI CHÍNH - 7 giờ trướcMặc dù lợi nhuận trong năm 2020 lợi nhuận của HSBC Việt Nam giảm mạnh, nhưng ngân hàng này vẫn quyết định tăng lương cho cán bộ, nhân viên. -
CEO Đặng Thanh Hải: `Người giữ lửa` để ngành than khoáng sản đi đến thành công
DOANH NHÂN - hôm quaGiám đốc Đăng Thanh Hải được biết đến như một vị lãnh đạo có bản lĩnh và có khát vọng cống hiến vì sự nghiệp chung của Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam. -
Nguyên nhân chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn
THỜI CUỘC - 9 giờ trướcNgày 13/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi làm việc với các Sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế để nghe báo cáo kết quả giải quyết vướng mắc và bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
-
Bitcoin thiết lập kỷ lục mới về giá băng băng tiến về mốc 70.000 USD
TÀI CHÍNH - 9 giờ trướcBitcoin vừa thiết lập 1 kỷ lục mới về giá, khi đồng tiền điện tử này lần đầu tiên chạm mốc 63.825 USD và đang băng băng tiến đến mốc 70.000 USD. -
VinFast dự kiến IPO tại Mỹ trong quý II/2021, kỳ vọng định giá ít nhất 50 tỷ USD
CHỨNG KHOÁN - 2 ngày trướcVinFast dự kiến IPO tại Mỹ trong quý II/2021, huy động 2 tỷ USD. Nếu thành công, VinFast sẽ trở thành thương vụ IPO lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam. -
Giá vàng hôm nay 14/4/2021: `Đồng bạc xanh` suy yếu, Vàng quay đầu tăng mạnh
TÀI CHÍNH - 9 giờ trướcGiá vàng hôm nay 14/4 quay đầu tăng mạnh khi đồng USD suy yếu, giới đầu tư lo ngại lạm phát Mỹ sẽ tăng cao trong thời gian tới. -
Thời tiết hôm nay 14/4/2021: Hà Nội mưa nhỏ về đêm và sáng trời oi bức
XÃ HỘI - 10 giờ trướcThời tiết hôm nay 14/4/2021: khu vực Hà Nội nhiều mây đêm và sáng có mưa nhỏ rài rác, trời oi bức. Khu vực Tây Nguyên và Nam bộ có mưa dông rải rác trái mùa, ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. -
Ông Trần Sỹ Thanh chính thức nhận nhiệm vụ Tổng kiểm toán Nhà nước
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcÔng Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Kiểm toán Nhà nước không chỉ xử lý những con số về tài chính mà còn phải góp phần tháo gỡ, tạo điều kiện để kinh tế phát triển giúp cải thiện đời sống nhân dân.