
Tìm đường xuất khẩu nhãn lồng qua thương mại điện tử
Vụ nhãn năm nay được mùa lớn, nhưng hoạt động xuất khẩu bị ngưng trệ do dịch COVID-19, các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong số các địa phương mang nhãn tới giới thiệu tại sự kiện này, Sơn La và Hưng Yên có số lượng nhà vườn, doanh nghiệp tham gia đông đảo nhất. Đây là hai tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc Việt Nam với khoảng 30% diện tích toàn quốc. Niên vụ này, hai tỉnh được mùa nhãn nhưng tình hình thực tế đang khiến cho các nhà vườn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Nhãn lồng của Việt Nam được mùa lớn trong bối cảnh dịch COVID-19 làm hạn chế xuất khẩu.
Theo ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, vụ nhãn năm 2020, tỉnh Hưng Yên có diện tích khoảng 4.600 ha, với sản lượng trên 50.000 tấn. Ngay từ đầu vụ, tỉnh xây dựng Kế hoạch xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương trong nước và xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc. Tuy nhiên, do diễn biến của dịch COVID-19 nên việc tiêu thụ nhãn gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ của các Bộ, ngành trung ương, các nhà phân phối, chế biến và chung tay của người tiêu dùng.
Thực trạng này cũng diễn ra tương tự ở các tỉnh, thành phố khác đang trồng nhãn, đặc biệt là tỉnh Sơn La với diện tích gần 19.500ha, thu hoạch 75.000 tấn, khiến cho các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng một số cơ quan, doanh nghiệp xúc tiến thương mại quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, chất lượng quả nhãn Việt Nam và các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhãn đang ngày càng được nâng cao. Ngoài việc tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, các sản phẩm nhãn Việt Nam đã được nhiều thị trường lớn và người tiêu dùng trên thế giới biết đến và đón nhận như Trung Quốc, Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, châu Âu, Trung Đông...
“Việt Nam đã xuất khẩu nhãn tươi vào các thị trường có thứ hạng cao như Australia, Mỹ..., đáp ứng chuẩn các quy định của nước nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi của nước nhập khẩu”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Lô nhãn tươi đầu tiên của Hải Dương xuất đi Singapore, Mỹ và Australia hồi đầu tháng 8.
Đã có hơn 70 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nông sản từ 8 thị trường xuất khẩu nhãn của Việt Nam, bao gồm: Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc được giao dịch trực tuyến với hơn 30 nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn đến từ 8 tỉnh, thành của Việt Nam là Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lạng Sơn và Sơn La.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nhãn lớn nhất của Việt Nam, với sự tham gia của hơn 40 thương nhân, nhà nhập khẩu đến từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Thượng Hải, Chiết Giang và Trùng Khánh.
Theo ông Hồ Tỏa Cẩm – Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Việt Nam có nhiều loại hàng nông sản, thủy sản được người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích, đặc biệt là nhãn Việt Nam vỏ mỏng, cùi dày. Mỗi năm đều là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Trung Quốc.
Năm nay nhãn Việt Nam được mùa, Đại sứ quán Trung Quốc vẫn sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Việt Nam để tạo điều kiện cho mặt hàng nhãn của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, từ khâu xúc tiến thương mại, thông quan hàng hóa và tiêu thụ.
“Tôi cũng đề nghị các thương gia Trung Quốc tích cực tìm hiểu và thu mua nhãn Việt Nam, vừa hỗ trợ nông dân Việt Nam, vừa thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai bên”, ông Hồ Tỏa Cẩm nói.
Thực tế, ngay từ khi chưa vào vụ, Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại lồng ghép nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp cung ứng nhãn trong các chương trình giao thương trực tuyến chuyên đề nông sản, thực phẩm với một số thị trường nước ngoài. Việc này được kỳ vọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà nhập khẩu nước ngoài hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch và xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh bền vững cho sản phẩm nảy.
Theo VOV
Tin liên quan


Bản tin Kinh tế 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không camera
Tin cùng chuyên mục

Lý giải nguyên nhân sàn thương mại điện tử Fado.vn ngừng kinh doanh sản phẩm của H&M

Ra mắt sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam - EU

Hội thảo `Xu hướng Thương mại điện tử` tại Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm

Lý giải 'cơn sốt' NFT mà nhiều người sẵn lòng chi hàng triệu USD để sở hữu

Giải cứu nông sản Hải Dương bằng công nghệ số

Những điều cần biết về Mobile Money
Tin nổi bật

-
Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 12/4
-
Cổ phiếu TIS bất ngờ tăng vọt trong ngày đầu tiên xét xử đại án gang thép Thái Nguyên
-
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: `Đầu tầu` đảm bảo an ninh năng lượng Quốc Gia
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 5 Hội đồng Bầu cử quốc gia
Đọc thêm
-
Lý do giá xăng dầu trong nước lần đầu tiên giảm sau 5 tháng
THỊ TRƯỜNG - 14 giờ trướcTừ 16h30 chiều 12/4, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 45 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 giảm 76 đồng/lít. Đây là lần đầu tiên giá xăng dầu trong nước giảm trong vòng 5 tháng qua. -
VietinBank: Ngân hàng Việt đầu tiên lọt Top 300 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới
DOANH NGHIỆP - hôm quaTrong báo cáo xếp hạng Top 300 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2019 (Banking 500 - The world’s most valuable banking brands), VietinBank là ngân hàng Việt đầu tiên được điểm tên, theo Brand Finance. -
Vì sao bị phạt tới 2,8 tỷ USD cổ phiếu Alibaba vẫn tăng vọt?
THỜI CUỘC - 19 giờ trướcCổ phiếu của Alibaba đã tăng tới 9% phiên trong giao dịch ngày 12/4 ở Hồng Kông, sau khi vấn đề lớn treo lơ lửng trên đầu của tập đoàn này trong suốt mấy tháng qua đã được tháo bỏ. -
Xét xử vụ gang thép Thái Nguyên: Vì sao tòa từ chối triệu tập nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải
XÃ HỘI - 19 giờ trướcTại phiên mở đầu xét xử vụ gang thép Thái Nguyên, các luật sư đề nghị triệu tập nhân chứng nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhưng bị tòa bác bỏ. -
Tiết lộ số tiền “khủng” mà Facebook chi để bảo vệ Mark Zuckerberg
DOANH NHÂN - 18 giờ trướcFacebook đã chi 23 triệu USD cho an ninh cá nhân tại nơi ở của Mark Zuckerberg và cho việc đi lại của ông và gia đình. Ngoài ra, Zuckerberg còn chi thêm 10 triệu USD cho nhân viên an ninh và các chi phí an ninh khác
-
Israel ngầm thừa nhận thực hiện tấn công khủng bố bất thành cơ sở hạt nhân của Iran
THỜI CUỘC - 18 giờ trướcIran cáo buộc Israel tấn công "khủng bố" cơ sở hạt nhân Natanz trong khi phía Israel ngầm xác nhận điều này. Tuy nhiên, lãnh đạo Iran vẫn nhấn mạnh đây là vụ tấn công bất thành. -
CEO Choi Joo Ho: Vị thuyền trưởng mới đa tài của Samsung Việt Nam và cơ duyên 30 năm gắn kết
DOANH NHÂN - 18 giờ trướcTrở thành Tổng giám đốc sẽ dẫn dắt doanh nghiệp FDI số một tại Việt Nam, ông Choi Joo Ho chính là đội trưởng sẽ sát cánh cùng cả tập đoàn để cùng nhau hướng tới những mục tiêu phát triển cao xa hơn. -
Vấn đề thiếu hụt nhân lực kỹ thuật cao tạo ra xu hướng chọn trường mới cho học sinh tốt nghiệp THPT
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcKhông ít người đã nhận ra nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn từ các doanh nghiệp FDI trong ngành kỹ thuật - công nghiệp, đặc biệt là với nguồn nhân lực chất lượng cao. -
Đại án gang thép thiệt hại hơn 830 tỷ đồng ở Thái Nguyên: 19 bị can hầu tòa ngày mai là ai?
XÃ HỘI - 2 ngày trướcTrong Đại án gang thép Thái Nguyên, ngày mai (12-4), phiên xét xử truy tố 19 bị cáo liên quan sẽ chính thức được mở bởi TAND TP Hà Nội. -
Rượu, thuốc lá tiêu thụ nội địa sẽ được dán tem điện tử từ ngày 1/7/2022
THỜI CUỘC - 21 giờ trướcViệc hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá được Bộ Tài chính ban hành theo thông tư số 23/2021/TT-BTC.