Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích hơn 40 tỷ USD trong năm 2023

Xuất khẩu dệt may dự kiến cán đích hơn 40 tỷ USD trong năm 2023

Hiệp hội Dệt may Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9% so với năm 2022. Với kỳ vọng thương mại toàn cầu cải thiện, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng gần 10% so với dự kiến thực hiện năm 2023.
Xuất khẩu điện gió ngoài khơi: Sớm chốt cơ chế để không 'vào ô mất lượt'!

Xuất khẩu điện gió ngoài khơi: Sớm chốt cơ chế để không 'vào ô mất lượt'!

Ngày 24/10/2023, phía Singapore thông báo đã phê duyệt có điều kiện cho nhập khẩu 1,2 GW điện gió ngoài khơi từ Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội xuất khẩu điện gió ngoài khơi này vẫn có thể vuột mất nếu Việt Nam không “chốt” được cơ chế cho phát triển loại hình năng lượng tái tạo này trong vòng một năm tới.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Trong bối cảnh chi phí sản xuất và giá lúa, gạo nguyên liệu liên tục tăng cao, nhưng giá gạo xuất khẩu không nhanh chóng tăng theo, chiều 21/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan gặp gỡ một số doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải để có hướng tháo gỡ, hỗ trợ.
Lô tổ yến đầu tiên chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc

Lô tổ yến đầu tiên chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 16/11, tại Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng với ông Lương Trọng Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đồng chủ trì Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vào ngày 9/11/2022.
Chú trọng chất lượng hạt điều xuất khẩu

Chú trọng chất lượng hạt điều xuất khẩu

Chế biến và xuất khẩu hạt điều Việt Nam là một trong những ngành hàng thuộc "câu lạc bộ xuất khẩu nông sản tỷ đô la". Đây cũng là ngành hàng chiếm lĩnh thị trường trên thế giới so với các quốc gia kinh doanh cùng loại. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ hiện nay, hạt điều Việt Nam đang bị cạnh tranh với các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có thế mạnh về nguyên liệu điều thô như Bờ Biển Ngà. Do đó, các chuyên gia ngành điều Việt Nam, cũng như Hiệp hội Điều Việt Nam đã phải đặt ra hướng đi mới cho ngành điều, là chú trọng chất lượng chế biến và đa dạng sản phẩm điều chế biến để tăng lợi thế cạnh tranh.