Trên cơ sở kết quả 8 tháng, Tổng cục thống kê dự báo tăng trưởng kinh tế (GDP) quý III có thể đạt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 của Chính phủ (6,2-6,7%) và theo đó tăng trưởng cả năm có khả năng đạt được kịch bản phấn đấu của Chính phủ đề ra (6,5-7%).
Chiều 7/9, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; trong đó, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Phát biểu tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024 diễn ra sáng 7/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.
Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.
Xuất khẩu của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục phục hồi khi nền kinh tế của hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh so với năm 2023. Theo đó, các ngành xuất khẩu chủ lực như thuỷ sản và dệt may được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì sản lượng và giá được cải thiện.
Nhờ sự hồi phục từ cả thị trường xuất khẩu và nội địa, loạt doanh nghiệp ngành gỗ đã tăng trưởng lợi nhuận, thậm chí hoàn thành sớm kế hoạch kinh doanh năm chỉ trong 6 tháng. Theo đánh giá của chuyên gia, Mỹ đang kết thúc giai đoạn xả hàng tồn kho và quay trở lại đặt hàng. Thu nhập của người dân đang tăng trở lại, tiêu dùng tăng lên,... sẽ thúc đẩy hoạt động mua hàng của các nhà nhập khẩu và kéo xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam tăng trở lại.