Tín đồ thời trang ở Congo: `Thà nhịn đói ra đường nhưng phải là những quý ông lịch lãm`

11:01 | 20/05/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Một sự thật ngang trái diễn ra ở đất nước Cộng Hoà Congo nghèo đói, một nhóm những người đàn ông thuộc tầng lớp lao động, bao gồm thợ mộc, tài xế taxi, ăn mặc lịch lãm như những quý ông lắm tiền.

Hàng ngày có rất rất nhiều "quý ông" quần là áo lượt hàng ngày vẫn tự tin sải bước trên những con đường nhếch nhác, bẩn thỉu tại thủ đô Brazzaville. Những "quý ông" sành điệu này là thành viên của cộng đồng Sapeur, cộng đồng của những quý ông lịch lãm.

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

"La Sape" theo tiếng Pháp nghĩa là "Cộng đồng của những người lịch lãm và ăn mặc chải chuốt". Vào đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp tới Congo, thanh niên trai tráng tại quốc gia châu Phi này bị choáng ngợp trước phong thái sang trọng của những người đàn ông phương Tây. Nhiều người bản địa sau đó làm việc cho chính quyền thực dân và số khác có thời gian học tập và làm việc ở Pháp bắt đầu bắt chước cách ăn mặc của đàn ông Pháp.

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Đối với họ, đây không đơn thuần là nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Việc ăn vận như "ngôi sao" đem đến cho họ nguồn năng lượng tích cực, tạo nên một bức tranh tổng thể mang tinh thần lạc quan, vui tươi. Sự phóng khoáng trong những bộ trang phục cũng góp phần giúp người dân Congo có động lực vươn lên khỏi hiện thực khó khăn, u tối.

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Nhiều người sẽ nghĩ rằng họ là những doanh nhân thành đạt hiếm hoi của một đất nước đói kém? Không, họ cũng chỉ là dân lao động chân tay với nghề mộc, nhặt rác, tài xế, v.v… Cộng đồng này có tình yêu mãnh liệt dành cho thời trang và cũng vì thời trang mà họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, ngay cả khi đó là tiền mua đất, xây nhà, tiền sinh hoạt hàng ngày… Những đồng bạc chắt bóp cả tháng trời, thậm chí là cả năm sẽ dành cho quần áo, giày dép hàng hiệu, mà phải là hàng hiệu như Saint Laurent, Kenzo, Armani...

Vào những năm 1970, khi Cộng hòa Congo độc lập, La Sape chính thức phát triển thành phong trào thời trang. Nhóm văn hóa quy tụ thêm nhiều tên tuổi đáng chú ý như Stervos Niarcos, cựu chủ tịch DRC Joseph Mobutu và nhạc sĩ huyền thoại Papa Wemba. Trong đó, ông Wemba đã dùng âm nhạc để giúp La Sape trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu.

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

“Mỗi khi ăn diện, bạn trở thành người tuyệt vời nhất, Là một Sapeur, anh không thể trông nhàm chán"” – Maxime Pivot, một fashionisto tại thủ đô Brazzaville chia sẻ. Maxime thường xuyên diện suit màu chói và tự gọi mình là “ông hoàng màu sắc”. Anh ta đi đến đâu cũng được người xung quanh ca tụng là “The god of clothes” (Thần Quần Áo?), ai cũng tự hào vì là hàng xóm của Maxime, chỉ thiếu điều quỳ xuống lạy “Ông Hoàng” này thôi.

Trả lời phỏng vấn nghiên cứu của Dorcas Mutombo, Muengo khẳng định sẽ vay ngân hàng nếu không đủ tiền theo đuổi La Sape. Theo ước tính, anh đang ôm khoản nợ 23.000 USD chỉ vì mua sắm quần áo.

Mặt khác, đối diện với khó khăn trên, nhiều nhãn hàng may mặc dành riêng cho La Sape đã mọc lên. Năm 2010, người đàn ông tên Maxime khởi động dự án có tên Sapeur in Danger với mục đích cung cấp tài nguyên "hợp túi tiền" cho sapeur.

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Những tín đồ thời trang ở đất nước Congo nghèo đói

Anh khuyến khích những "ngôi sao thời trang" sử dụng thợ may địa phương để may quần áo thay vì tiêu dùng hàng hiệu sang trọng. Cách thức của Maxime không chỉ tạo điều kiện cho các sapeur "nuôi dưỡng" sở thích mà còn góp phần gia tăng thu nhập cho cộng đồng lao động nghèo ở mỗi khu vực.

Là một Sapeur, họ có niềm tin mãnh liệt vào việc ăn diện chải chuốt sẽ khiến họ lên một tầm cao mới, bỏ lại sau lưng sự nghèo đói, khốn khổ vẫn phải trải qua hàng ngày. Và tất nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, nhất là khi bạn “cuồng” hàng hiệu giống như các quý ông đây. Họ sẵn sàng bỏ ra một món tiền đáng giá cả gia tài chỉ để mua một đôi giày da mà các tín đồ thời trang trên thế giới đang ưa chuộng. Để sắm cho mình một món đồ đẳng cấp, nhiều khi họ phải dành dụm vài năm, trong khi với số tiền đó, họ hoàn toàn có thể mua đất, xây nhà hay làm bất cứ thứ gì khác để gia đình trở nên khấm khá hơn. Nhưng không, thời trang với họ luôn là ưu tiên số 1Một đôi giày da cá sấu có thể có giá dao động 1.300-3.000 USD. Theo Ngân hàng thế giới, gần một nửa dân số Congo sống dưới mức nghèo đói.

Mức thu nhập bình quân đầu người của người dân nước này chỉ hơn 3.000 USD, nghĩa là thu nhập cả năm mới đủ mua một đôi giày. Nhưng các Sapeur không hề do dự khi rút ví.

Và đã là một Sapeur là không bao giờ được xài đồ fake! Severin Muengo, một thành viên kỳ cựu trong cộng đồng Sapeur thậm chí còn sẵn sàng chạy ra ngân hàng để vay nợ, thoả mãn cho “cơn khát” của mình. Còn rất nhiều người nữa, để được tham gia vào cộng đồng các quý ông thanh lịch kia, đã phải chắt bóp, vay mượn hay thậm chí là trộm cắp để có tiền mua sắm.

Tuy nhiên, La Sape tin rằng không phải cứ diện đồ hiệu đắt tiền mới đẹp, do hạn chế tài chính, nhiều người sắm đồ cũ, săn đồ giảm giá hoặc có con mắt thẩm mỹ chọn mua các món đồ phụ kiện thủ công độc và lạ để kết hợp.

Việc ăn mặc thời thượng đối với những quý ông Congo dường như đã trở thành cơn nghiện, họ coi quần là áo lượt như một thứ “vũ khí” phải có mỗi khi ra đường. Chẳng biết cộng đồng Sapeur có thể duy trì đến lúc nào nhưng chắc chắn ngay lúc này, họ vẫn hạnh phúc tột cùng khi được khoác lên mình những bộ cánh đắt tiền, những đôi giày ngàn đô và tự tin sải bước trên những con phố nghèo nàn, khô cằn ở Congo.

Xem thêm: Kỳ lạ ngôi làng ở Hy Lạp sống tách biệt với thế giới, người dân nói chuyện bằng tiếng....huýt sáo

Phong Trần