Truy xuất nguồn gốc đâu chỉ là ... ‘con tem’
Nhấn mạnh vai trò của việc truy xuất hàng hóa tại Hội thảo, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng: Khi các scandal về hàng kém chất lượng gia tăng không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới thì truy xuất nguồn gốc là một yêu cầu để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hơn thế, đảm bảo sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Đại Dương, Giám đốc Công ty iShopgo chia sẻ: Hiện tượng nông sản dùng hóa chất hàng loạt tại Việt Nam đang gây tác động rất lớn đến tâm lý người mua.
“Người Việt không tin vào chất lượng sản phẩm của nước mình mà ưa chuộng hàng nhập khẩu, cho dù, xét về chất lượng, sản phẩm nội cũng rất tốt và sản phẩm ngoại cùng loại có thể đắt gấp chục lần sản phẩm nội. Thế mới xảy ra chuyện người dân một số vùng trồng cây nguyên liệu không bán được phải nhổ bỏ vứt đi”, ông Dương chia sẻ.
... và ứng dụng truy xuất nguồn gốc trên nền tảng blockchain là “vô tận”
Phát biểu tại Hội thảo, các đại biểu đều cho rằng trong thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng truy xuất nguồn gốc trên nền tảng blockchain là “vô tận”, mọi thông tin có thể cập nhật minh bạch, thường xuyên mọi lúc mọi nơi, từ khâu chọn giống, nuôi trồng, chế biến, đóng gói, vận chuyển tới khâu tiêu thụ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng truy xuất nguồn gốc đang trở thành một ngành dịch vụ giống dịch vụ đánh giá giám định chất lượng.
“Thông qua công cụ truy xuất nguồn gốc, hàng hóa Việt sẽ tạo được sự cạnh tranh lớn hơn. Bản chất của truy xuất không phải là một con tem đơn thuần dán lên sản phẩm. Doanh nghiệp nào chứng minh được nguồn gốc thực sự và có giá cả hợp lý cho sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ thành công”, ông Hải nhấn mạnh.
Sự “vô tận” của công nghệ truy xuất nguồn gốc trên nền tảng blockchain tạo ra đối tượng phục vụ rộng hơn, không chỉ cho người tiêu dùng mà phục vụ cả chuỗi cung ứng và hoạt động quản lý nhà nước, theo TS. Đào Hà Trung, Chủ tịch Hội Công nghệ cao TPHCM.

Đây là bài học kinh nghiệm được TS. Đào Hà Trung đưa ra trong quá trình đưa ứng dụng truy xuất nguồn gốc tại địa bàn TPHCM: “Các bạn ngồi đây chuẩn bị tinh thần là một chiến sĩ vì chúng tôi đã phải qua rất nhiều thăng trầm. Trên thị trường hiện nay còn tồn tại nhiều ứng dụng truy xuất nguồn gốc chưa tốt. Tem dán tại nhiều siêu thị chưa tạo được niềm tin của khách hàng. Nhiều thông tin về nguồn gốc chỉ ghi chép theo trí nhớ, làm rất nhanh và không chính xác”.

Đồng thời, thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.
“Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc”, ông Trung nhấn mạnh.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.