
Từng DN và cả nền kinh tế phải góp phần nâng cao quốc lực
(DNVN) - Tại Phiên toàn thể Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019, chiều 19/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra yêu cầu phải làm sao để từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế góp phần giúp Việt Nam nâng cao quốc lực.
Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid) và các đối tác phát triển của Việt Nam tổ chức Diễn đàn VRDF 2019.
Theo đó, mục tiêu quan trọng nhất của Diễn đàn năm nay là cung cấp đầu vào giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; đồng thời, là dịp để các học giả, chuyên gia quốc tế trao đổi, thảo luận về những phương hướng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cũng như Việt Nam chia sẻ với các nước có cùng trình độ phát triển kinh nghiệm về thành công và thất bại của mình.
Thủ tướng chia sẻ về một Việt Nam không ngừng mơ ước, đó là vào những thập niên đầu sau chiến tranh, đất nước Việt Nam khi đó còn muôn vàn khó khăn, tỉ lệ nghèo đói rất cao, những gia đình Việt Nam chỉ mơ ước có được bữa cơm no, áo mặc ấm, con em được đến trường học hành tử tế, cuộc sống không còn đói rét và vất vả.
Từ năm 1986, công cuộc Đổi mới lan tỏa sâu rộng, đã chắp cánh cho bao giấc mơ được hiện thực hóa, để rồi hơn 70 triệu người, gần 1,3% dân số thế giới, trong những thập niên sau đó, đã vươn lên vượt qua cái đói, cái nghèo, muôn nhà ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành như mong ước bình dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong 30 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao và đó là cơ sở để tỉ lệ đói nghèo ở mức rất cao là 53%, năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỉ giá PPP năm 2011), giảm 10 lần còn 5,23% năm 2018, theo chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số và đang tăng nhanh. Xét về quy mô dân số, có thể nói rằng đây là một trong những cuộc vượt đói nghèo vĩ đại trong lịch sử các nước.
Những trẻ em sinh ra từ thập niên đầu thời kỳ đổi mới nay đã trưởng thành. Có những ước mơ trong họ nay đã thành hiện thực, nhiều người đã là thầy cô giáo, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, ca sĩ, vận động viên… song có thể vẫn còn đó nhiều ước mơ dang dở với nhiều day dứt.
Những con trẻ ngày nay đang lớn lên trong điều kiện cuộc sống tốt đẹp hơn trước và có những ước mơ tiếp nối mơ ước của các bậc cha mẹ, thế hệ đi trước với những khát vọng bay cao hơn, vươn xa hơn. "Chúng ta có vinh dự, trách nhiệm để nuôi dưỡng, tiếp sức cho những ước mơ đó trở thành hiện thực", Thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đồng tình với nhiều nhận định của các chuyên gia quốc tế về những tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro; khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu; năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn nhiều hạn chế. Gần đây, tốc độ tăng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu còn cao.
"Những hạn chế yếu kém đó không làm chúng tôi chùn bước mà càng thôi thúc chúng tôi không chỉ có khát vọng, ước mơ mà phải hành động, phải vươn lên mạnh mẽ và trong tiến trình còn nhiều gian khó thách thức này rất mong có sự hợp tác, đồng hành của quý vị và cộng đồng quốc tế", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
5 định hướng để thực hiện đột phá chiến lược
Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động, khó lường với nhiều dự báo đầy lo âu về căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, suy thoái kinh tế, thương mại toàn cầu, biến đổi khí hậu nặng nề.
Thủ tướng nêu 5 định hướng cho việc thực hiện đột phá chiến lược. Đó là gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội cho phát triển nhanh, bền vững.
Thực hiện đổi mới mạnh mẽ thể chế kinh tế, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện đại hội nhập, phục vụ người dân, doanh nghiệp, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số;
Tiếp đó là phát huy nội lực, giải phóng các nguồn lực tiềm năng trong xã hội trên cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ mới, phát triển khu vực tư nhân năng động, sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, động lực cho phát triển; đặc biệt là đầu tư cho giáo dục thế hệ trẻ dám ước mơ, dám hành động để vươn xa.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức chống chịu và khả năng thích ứng cao; thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc mang thịnh vượng đến mọi nhà, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Cuối cùng là mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện hiệu quả các Hiệp định FTA đã ký, tích cực tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng cho biết, tăng trưởng thương mại, GDP tích cực của Việt Nam thời gian qua là nhờ sự nỗ lực hợp tác FDI, tham gia các Hiệp định FTA quy mô lớn. Tuy vậy, chỉ mới có 21% doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài, thấp hơn tỷ lệ của Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%.
Tỉ lệ nội địa hóa bình quân của Việt Nam mới đạt 33%, nên mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới thu được “tiền lẻ” khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.
"Không có cách nào khác là Việt Nam phải hành động vươn lên, phát huy nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao trình độ để ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, mạnh mẽ tiến lên những nấc thang có giá trị gia tăng cao hơn, thu được nhiều hơn khi tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng, hành động trên cũng nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần giúp Việt Nam nâng cao quốc lực để tự tin phát triển nhanh, bền vững, không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Những điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Bổ sung kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ

Năm tỉnh dự kiến có người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuối tháng 3
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Việt Nam có thêm loại vắc xin COVID-19 ngừa được biến chủng Nam Phi, giá chưa tới 60.000 đồng/liều
Dân sinh - 7 giờ trướcVắc xin ngừa COVID-19 COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) có kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng khả quan tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Vắc xin được cho là hiệu quả với biến thể Anh và Nam Phi. -
Lấy ý kiến chuyển một số cổ phiếu niêm yết HoSE sang HNX tránh tình trạng nghẽn lệnh
Trên sàn - 11 giờ trướcSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang lấy ý kiến các công ty chứng khoán việc chỉnh sửa hệ thống phần mềm để chuyển một số mã chứng khoán trên HoSE sang giao dịch trên hệ thống của HNX. -
Mỗi tháng Apple lại mua thêm một công ty
Chuyển động - 10 giờ trướcTrong 6 năm qua, Apple đã mua gần 100 công ty lớn nhỏ khác nhau. Trung bình cứ 3-4 tuần họ lại đạt được một thỏa thuận. -
Ông Lê Hải Trà làm Tổng Giám đốc HOSE
Trên sàn - hôm quaÔng Lê Hải Trà vừa chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sở GDCK Tp.HCM (HoSE), quyết định có hiệu lực từ ngày 26/2/2021. -
Xiaomi mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam?
Chuyển động - 9 giờ trướcNhà máy lắp ráp điện thoại Xiaomi sẽ được đặt ở Hải Phòng, Việt Nam.
-
Gỡ khó cho doanh nghiệp trước dịch bệnh kéo dài: Nhiều kiến nghị gửi tới Thủ tướng
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcDịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn cần chính sách hỗ trợ, nhiều kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp. -
Chính thức thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 trên 560 người
Dân sinh - 2 ngày trướcHôm nay (26/2), nhà sản xuất sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax trên người giai đoạn 2 ở Hà Nội và Long An. Số lượng người tham gia là 560 người. -
Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung - Người có nhiều đóng góp to lớn trong điều trị Thận Tiết niệu
Lối sống - 12 giờ trướcTiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã làm nên nhiều thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp nhiều cho nền y học nước nhà. -
Thị trường xe 2021: Cuộc chiến 'căng' giữa xe lắp ráp và nhập khẩu
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcViệt Nam đã nhập khẩu hơn 11.000 ôtô nguyên chiếc kể từ đầu năm 2021. Con số này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu xe nội có đang mất vị thế? -
Sáng 27/2 không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới
Dân sinh - 15 giờ trướcSáng nay 27-2, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận ca bệnh COVID-19 mới, đặc biệt 3 bệnh nhân nặng nhất đều có tín hiệu khả quan.