Vai trò then chốt không thể phủ nhận của marketing giúp nâng tầm doanh nghiệp startup

18:27 | 24/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Marketing là điều cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp ngày nay để cạnh tranh trên thị trường và nó được coi là những vấn đề cơ bản của khởi nghiệp mà các công ty Startup cần quan tâm đến

Marketing được xem là cầu nối quan trọng giúp giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến đúng đối tượng cần truyền thông và gây dựng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Ngay cả những doanh nghiệp lớn cũng cần chú ý và đầu tư trọng điểm vào marketing để khẳng định vị thế trên thương trường.

Một trở ngại lớn đối với Startup trong thời gian đầu, bởi lúc này công ty chưa xây dựng được nền tảng vững chắc cũng như có được lượng khách hàng ổn định. Điều đó giải thích vì sao hoạt động Marketing nên là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty.

Vai trò của marketing đối với startup

Hình ảnh minh họa

Sự thành công của startup phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên nghiên cứu thị trường là yếu tố cơ bản nhất. Để có thể thành công, các Startup cần có chiến lược marketing xoay quanh những yếu tố mang tính bền vững, một trong số đó là tâm lý người tiêu dùng.

Dưới đây là một số xu hướng Marketing mà các Startup nên áp dụng để nhanh chóng có được hiệu quả:

Thu hút vốn đầu tư

Vốn đầu tư luôn là yếu tố "sống còn" khiến mọi doanh nghiệp Startup phải điêu đứng bởi trong giai đoạn đầu, chi phí của các công ty Startup có xu hướng vượt quá doanh thu của họ khi họ làm việc để phát triển, thử nghiệm và thực hiện ý tưởng của họ. 

Để thu hút các nhà đầu tư, các quy tăc Marketing là vô cùng cần thiết với các Startup. Nhu cầu của các công ty khởi nghiệp là vốn còn nhu cầu của các nhà đầu tư là lợi nhuận trong tương lai. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp nhà đầu tư định hình được phần nào về tương lai của Startup trước khi quyết định "xuống tay" chi tiền.

Việc có những doanh nghiệp "chống lưng" tài trợ vốn cũng là cách các Startup khẳng định vị thế của mình. Với tầm ảnh hưởng vốn có của doanh nghiệp đầu tư, các Startup sẽ dễ dàng có được lòng tin của khách hàng hơn bao giờ hết.

Vai trò của marketing đối với startup

Hình ảnh minh họa

Hướng tới làm hài lòng khách hàng

Một trong những điểm mạnh cần tận dụng ở các công ty Startup đó chính là việc dễ dàng thay đổi các chính sách Marketing và sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với ưu thế đó, các Startup cần nghiên cứu khách hàng, thường xuyên cập nhật các phản hồi về sản phẩm/dịch vụ để có thể tìm ra các đặc tính mới của sản phẩm hay sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng.

Khá nhiều Startup như Uber, Airbnb hay Deliveroo đã tìm cách cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngay khi khách hàng muốn có chúng, nhờ vậy họ đã trở thành những Startup thành công.

Content Marketing giúp nâng cao nhận thức

Content Marketing đã trở thành một công cụ quan trọng trong ngành Marketing đối với bất kỳ doanh nghiệp nào với câu nói “Content is king”. Khi Content được thực hiện đúng cách thì nội dung chắc chắn là “vua” bởi đây là phương pháp Marketing chi phí thấp, lợinhuận cao. Điều này vô cùng cần thiết đối với những Startup có số vốn xuất phát điểm eo hẹp.

Bên cạnh đó trong thời đại mạng xã hội phát triển thần tốc thì một sản phẩm content marketing độc đáo thú vị có thể được chia sẻ rộng rãi và đem về cho doanh nghiệp của bạn một lượng tương tác và khách hàng lớn không tưởng.

Vai trò của marketing đối với startup

Hình ảnh minh họa

Gia tăng doanh số bán hàng

Nếu Startup có được sự hỗ trợ của Marketing thì việc đưa thương hiệu của bạn đến với khách hàng và sử dụng tốt phương tiện truyền thông thành công sau khi ra mắt sản phẩm của bạn chính là giải pháp để duy trì lưu lượng khách truy cập và tiếp tục thúc đẩy giao dịch hoặc mua hàng. Với ưu thế cạnh tranh từ Marketing, các doanh nghiệp Startup thực sự hỗ trợ doanh số bán nhờ thúc đẩy nhu cầu và quá trình mua cảu người tiêu dùng, có nhiều khả năng tránh hay giảm thiểu sự thụt giảm doanh số nhanh chóng gây ra bởi tác động bên ngoài.

Thanh Thùy (T/h) 

Xem thêm: 3 lí do vì sao năm 2021 là thời điểm `vàng` để bắt đầu hành trình khởi nghiệp