VCBS: Tăng trưởng GDP quý III có thể đạt tới 10%

Hồng Hà 08:08 | 11/08/2022 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
VCBS đánh giá nền kinh tế đang vẫn đang cho dấu hiệu hồi phục tích cực đặc biệt tại nhóm ngành dịch vụ với mức hồi phục vượt kỳ vọng tại nhóm dịch vụ lữ hành, lưu trú, ăn uống.

 

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố báo cáo vĩ mô, theo đó dự báo tăng trưởng GDP quý III sẽ đạt 8,5%-10%, cả năm đạt 6,49% - 7,6%.

Các chuyên gia tại đây nhận định, mặc dù gặp phải một số khó khăn ở khu vực sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng, mức hồi phục vượt kỳ vọng tại khu vực dịch vụ góp phần đóng góp tăng trưởng tích cực.

 

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2022 ước tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%.

Tính chung 7 tháng năm 2022, IIP tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,6%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,7%).

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 7 đạt 51,2 điểm với hoạt động sản xuất tiếp tục phục hồi dù tốc độ phục hồi có xu hướng chậm hơn.

Đáng chú ý, hoạt động sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và các sản phẩm quang học dù có tăng trưởng  về giá trị nhƣng lại giảm nhẹ về số lượng  cho thấy rủi ro tiềm tàng đến từ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. 

VCBS lưu ý ảnh hưởng của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào và khả năng nguồn cung thiếu hụt của các sản phẩm này đến tốc độ hồi phục của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. 

Về lạm phát, khối phân tích cho rằng trong giai đoạn này các biện pháp giảm thêm thuế, phí đối với mặt hàng xăng dầu vẫn đang tiếp tục được cân nhắc hướng tới mục tiêu làm giảm áp lực về chi phí đầu vào đối với nền kinh tế.

Mặc dù vậy, với những diễn biến hiện tại, CPI vẫn còn dư địa tăng trong các tháng tiếp theo khi giá cả hàng hoá nguyên-nhiên-vật liệu vẫn chịu áp lực tăng theo giá thế giới, và đang có mức phản ánh vào giá thành sản phẩm.

Giai đoạn này, Chính phủ vẫn đang có những biện pháp quyết liệt nhằm bình ổn giá cả hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, theo hiệu ứng thời vụ tháng 8, 9 thời điểm bắt đầu năm học mới là thời điểm nhu cầu chi tiêu phục vụ hoạt động giáo dục tăng cao.

Do vậy, VCBS dự báo lạm phát tháng 8 có thể tăng khoảng 0,15%- 0,25% so với tháng trước, tương ứng tăng 3,05%-3,15% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát năm 2022 đƣợc dự báo có khả năng tăng trên 4%