Vì sao hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam làm náo loạn sân bay không chịu cách ly?
Hàng trăm hành khách Việt Nam từ Hàn Quốc về sân bay Tân Sơn Nhất, gây náo loạn, phản đối không chịu cách ly vì họ không chấp nhập phí cách ly quá cao?
Sự việc đáng tiếc xảy ra trên chuyến bay thương mại đầu tiên Vietjet khai thác lại đường bay thương mại sau khi "đóng băng do dịch COVID-29". Do không thống nhất được mức giá cách ly ở khách sạn, hàng trăm hành khách từ Hàn Quốc khi về đến Việt Nam bức xúc nhận được thông báo thay đổi chi phí cách ly ở khách sạn từ 1,3 triệu đồng/ngày đến 5 triệu đồng/ngày.
Khách hàng "náo loạn" sân bay vì cho rằng phí cách ly cao.
Theo ông Đoàn Quốc Bình Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không Miền Nam, đây là chuyến bay của hãng Vietjet có số hiệu VJ963 chở 158 hành khách là người Việt từ Incheon (Hàn Quốc) hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) vào lúc 12 giờ 30 ngày 30.9.
Tuy nhiên, khi ra đến sân bay làm thủ tục thì phía nhân viên hàng không nước bạn đề nghị ký vào tờ cam kết cách ly. Nhân viên ở cảng hàng không của nước bạn chỉ biết làm theo thủ tục, họ không giải thích được các nội dung trong bản cam kết, hành khách cũng không biết hỏi ai nên quyết định ký cam kết, khi về nước sẽ hỏi rõ các vấn đề liên quan. Nhưng khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ có 3 hành khách đồng ý đi theo cam kết (1 người Mỹ, 1 người Hàn Quốc, 1 người Việt Nam), những người còn lại có dấu hiệu lôi kéo nhau, không đồng ý tuân thủ cam kết trước đó tại Hàn Quốc nhằm mục đích yêu cầu được về khu cách ly tập trung. Vì cho rằng phí cách ly "quá khả năng" chi trả. Nhóm hành khách có cả người già, trẻ em sau nhiều giờ bay từ Hàn Quốc về nước đã tiếp tục tập trung tại sân bay thêm khoảng 10 giờ, nhiều người mệt lừ, có người ngất xỉu.
Sau nhiều 10 tiếng gây náo loạn nhiều khách hàng mệt mỏi, ngất xỉu (Ảnh : theo Tuổi Trẻ)
Hành động này đã gây mất trật tự tại cảng hàng không, gây mất hình ảnh của hàng không Việt Nam, và nỗ lực của các cơ quan ban ngành trong việc nối lại các chuyến bay thương mại nhằm tạo hình ảnh thân thiện của TPHCM. Bên cạnh đấy một số đối tượng đã phát trực tiếp lên mạng xã hội, nói những thông tin không đúng sự thật, sau đó có dấu hiệu kích động. Sau khi thương thảo với phía các khách sạn, có 43 người đồng ý ra khách sạn cách ly với phí 1,3 triệu đồng mỗi người một ngày. Tuy nhiên, khi ra khách sạn họ đòi ở 4 người 1 phòng, điều này trái quy định cách ly chống dịch, nguy cơ lây nhiễm chéo. Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố đã quyết định đưa tất cả những người tại Tân Sơn Nhất, và nhóm người ở khách sạn về Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ cách ly tập trung.
Bà Nguyễn Thị Thúy Bình, Phó tổng giám đốc Vietjet nói với Tuổi trẻ rằng, trước khi hành khách lên máy bay, Hãng đã có thông báo cụ thể giá khách sạn. Tất cả chi phí ban đầu chỉ dự kiến với khoảng 100USD/1 người/ngày để khách hàng có phương án chuẩn bị về mặt tài chính trong thời gian cách ly khi về nước và tất cả mọi người đều đồng ý. Tuy nhiên khi về nước, tất cả hành khách lại cho rằng không được thông báo trước, và cho rằng phí cách ly như vậy là không hợp lý.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho rằng, theo quy định, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam được phân thành 2 nhóm: nhóm cách ly tập trung ở các đơn vị quân đội quản lý và nhóm cách ly có trả phí tại các điểm cách ly được chỉ định. Đối với nhóm cách ly tại cơ sở quân đội quản lý sẽ được áp dụng đối với những chuyến bay giải cứu. Nhóm còn lại thuộc diện thương mại khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ tuân thủ phương án cách ly được ghi rõ địa điểm cách ly, phương tiện vận chuyển về nơi cách ly, mức phí có liên quan thì mới được cấp phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Qua sự việc trên, bác sĩ Phan Thanh Tâm Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng cho rằng. Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã nhóm họp lên phương án với các điều khoản ràng buộc cụ thể đối với hành khách đến thành phố trước khi lên máy bay. Dự kiến, những người có liên quan sẽ phải đóng trước các chi phí khách sạn, chi phí vận chuyển, chi phí liên quan đến xét nghiệm…Đối với cách ly trả phí khuyến khích 1 người 1 phòng, đối với những trường hợp có quan hệ được chứng minh có mối quan hệ huyết thống và cam kết được ở chung một phòng thì sẽ xem xét giải quyết, tối đa 2 người 1 phòng.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, hiện trên địa bàn TP có 2 khách sạn cách ly dành cho các phi hành đoàn, 8 khách sạn cách ly dành cho các chuyên gia, người nhập cảnh có thu phí. Danh sách khách sạn được công bố trên website của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP. Các khách sạn hiện tại có diện bình dân, trung cấp, cao cấp, biểu giá trung bình giao động từ 1,2 đến 5 triệu đồng, mức giá sẽ khác nhau tùy dịch vụ khách hàng yêu cầu. Thời gian tới, Sở Du lịch TP sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan, thẩm định thêm nhiều khách sạn với các mức giá phổ thông hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Theo quy định, trước khi thực hiện hành trình, hành khách cần xuất trình đầy đủ giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày trước chuyến bay, cũng như tuân thủ yêu cầu về kiểm tra, kiểm dịch y tế bắt buộc. Tất cả hành khách phải tuân thủ quy định cách ly tập trung tại các cơ sở lưu trú được chỉ định bởi các cơ quan hữu quan. Theo đại diện Vietjet cho biết hãng đã hỗ trợ, phối hợp cùng Cục Hàng không, Cảng hàng không, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, các cơ quan an ninh, đơn vị lưu trú, khách sạn để hỗ trợ hành khách về các cơ sở cách ly theo đúng quy định.
Cần phải minh bạch về chi phí
Về quản lý khách sạn làm điểm cách ly y tế có thu phí, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết: Hiện nay TP có hai khách sạn được sử dụng cách ly cho phi hành đoàn, 8 khách sạn được sử dụng làm nơi cách ly cho người nhập cảnh có thu phí với 940 phòng. Đến nay, đã có khoảng 700 phòng của các khách sạn đón khách, còn 240 phòng chưa sử dụng. Về giá phòng khách sạn cách ly, theo bà Hoa, các khách sạn này chủ yếu nằm ở phân khúc trung, bình dân cao cấp tương ứng từ 2-5 sao, với biểu giá trung bình 1,25 - 5 triệu đồng/phòng/đêm chưa chi kèm chi phí khác như dịch vụ đưa đón, giặt ủi...
Ngay khi sự việc được giải quyết các ban ngành liên quan đã tổ chức họp báo thông báo sự việc
Thông tin thêm về phương án xử lý tìm nơi cách ly cho 158 khách trên chuyến bay VJ963, bà Hoa cho biết trong đêm 30-9, các đơn vị liên quan đã vận động 4 khách sạn còn công suất phòng tiếp nhận khách cách ly với mức giá ưu đãi hơn. Mức giá khách sạn niêm yết IBIS Hồng Hà bình quân 1,7 triệu đồng/phòng, khách sạn Đệ Nhất 1,8 triệu đồng/phòng... Các khách sạn này đã đồng ý giảm giá cho khách còn 1,3 triệu đồng/phòng và sẵn sàng hỗ trợ miễn phí tiền vận chuyển từ sân bay đến khách sạn cho khách nhưng khách vẫn không đồng ý. Liên quan đến giá phòng khách sạn cách ly có bị đẩy lên trong lúc cao điểm hay không, bà Ánh Hoa cho biết sẽ tìm hiểu lại tình trạng này.
Để chuẩn bị cho những chuyến bay thương mại về Việt Nam sắp tới, sở cùng cơ quan ban ngành có đề xuất thêm 16 khách sạn với 1.025 phòng, những phòng này đã được khảo sát, thẩm định về cơ sở vật có đáp ứng quy định cách ly, cũng như tập huấn cho nhân viên. Để tránh tình trạng về đến Việt Nam khách hàng không thống nhất giá cách ly ở khách sạn, đề nghị cần có quy trình chặt hơn. Theo đó, cần phải nghiên cứu, ban hành các quy định thu phí cách ly khách sạn, xét nghiệm, vận chuyển hành khách trở về Việt Nam trên chuyến bay trước khi lên máy bay Và phải cần rõ ràng minh bạch tránh những trường hợp như trên, làm ảnh hưởng đến không những khách hàng liên quan. Mà còn là sự nỗ lực của rất nhiều cơ quan, đoàn thể.
Trước đó, vào hồi tháng 3/2020 cũng đã xày ra tình trạng " khách hàng náo loạn" sân bay, nhóm hành khách liên tục có những lời lẽ không hay. Dù người làm nhiệm vụ ở đây đã lên tiếng mong sự thông cảm khi xe quá tải, phải chờ lâu để đảm bảo các khâu khử trùng song một vị khách nữ bày tỏ thái độ không hài lòng. Người này cho rằng việc đứng đợi như vậy là mất thời gian, làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và đòi tự cách ly tại nhà. |
Nguyễn Dung