
Vì sao Việt Nam là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương trước đại dịch COVID-19?
Dù bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia ASEAN duy nhất có các chỉ số tăng trưởng dương trong 6 tháng đầu năm 2020.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II/2020 của Việt Nam tăng 0,36%. Tính tổng cả 6 tháng đầu năm nay, con số này cũng chỉ đạt 1,81%. Đây là mức tăng thấp nhất của Việt Nam trong 10 năm qua (2011-2020).
Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là một điểm sáng nổi bật khi trở thành quốc gia duy nhất trong khối có tốc độ tăng trưởng dương. Các quốc gia còn lại đều đang chìm trong khủng hoảng kinh tế với những suy giảm chưa thể kìm hãm như Malaysia (-17,1%), Philippines (-16,5%), Singapore (-13,2%), Thái Lan (-12,2%), Indonesia (-5,32%),…
Vậy điều gì đã giúp Việt Nam trở thành một hình mẫu kinh tế đáng học hỏi trong đại dịch COVID-19?
Khả năng kiểm soát ấn tượng đại dịch COVID-19
Nguyên nhân mấu chốt giúp nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể phát triển chính là bởi khả năng kiểm soát ấn tượng đại dịch COVID-19. Ngay từ thời điểm những ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã có sự cảnh giác cao độ với những kế hoạch cụ thể và chi tiết. Mục tiêu là hy sinh lợi ích kinh tế để ưu tiên phòng chống và dập dịch.
Điều này giúp Việt Nam sớm chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ của đại dịch. Quyết định giãn cách xã hội cùng chiến lược dập dịch hiệu quả đã giúp nguy cơ bùng phát dịch bệnh được giảm thiểu đáng kể. Trong suốt 6 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận 415 bệnh nhân dương tính với COVID-19 và không có người tử vong. Ngày 23/4, cả nước cơ bản đã kết thúc thời gian cách ly xã hội.
Sau khi giai đoạn 1 của dịch bệnh kết thúc, Việt Nam trải qua 99 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các hoạt động kinh tế cơ bản dần hồi phục trong bối cảnh bình thường mới.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh lại diễn ra rất phức tạp ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Một số quốc gia gặp khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh khiến hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.
Nỗ lực phục hồi kinh tế của Nhà nước
Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo phục hồi nền kinh tế thông qua các nỗ lực đầu tư, cải cách chính sách, tăng giới hạn sở hữu nước ngoài hay kiểm soát các chỉ số tài chính.
Thị trường gần 100 triệu dân trở thành động lực trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ chú trọng xuất khẩu, các chính sách kinh tế bắt đầu tập trung khai thác tối đa tiềm năng của thị trường nội địa vẫn còn nhiều dư địa phát triển.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vốn dĩ được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư trong nước. Điều này khiến các biến động ngắn hạn ở Việt Nam không phải lúc nào cũng dựa trên nguyên tắc hoạt động cơ bản.
Sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài
Khả năng kiểm soát dịch bệnh ấn tượng cùng mức độ hấp dẫn của nền kinh tế giúp Việt Nam trở thành địa điểm ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành khắp thế giới.
Dù cho tỉ lệ mất việc của lao động có dấu hiệu gia tăng nhưng không thể phủ nhận các hoạt động kinh tế tại Việt Nam vẫn diễn ra thông suốt. Các đơn hàng xuất khẩu vẫn được thực hiện theo kế hoạch. Trong khi đó, các hoạt động kinh tế của một số quốc gia trong khu vực đã phải tạm hoãn một thời gian do không kiểm soát được dịch bệnh.
Ngoài ra, sự thay đổi chính sách của Chính phủ cũng thúc đẩy cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc biến Việt Nam trở thành một miền đất hứa đáng chờ đợi cho các công ty quốc tế.
Quang Anh T/h
Tin liên quan

Gặp nữ doanh nhân có triết lí kinh doanh khác biệt
Tin cùng chuyên mục

Bế mạc hội nghị Trung ương 2: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước

Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhân sự trình Quốc hội vào ngày 15/3

Giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Sáng 8/3, khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Thủ tướng: Đến 2045, sẽ xuất hiện các tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam

Thủ tướng “Đối thoại 2045”: Lắng nghe tiếng nói từ giới tinh hoa
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su tăng mạnh về lượng và giá trị
THỊ TRƯỜNG - 2 giờ trướcCục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 320 nghìn tấn, trị giá 516 triệu USD, tăng 89,9% về lượng và tăng 109,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. -
`Đại gia` ngành điện Malaysia mua lại cổ phần 5 dự án điện mặt trời của Việt Nam
DOANH NGHIỆP - 2 giờ trướcMột công ty con 100% vốn của Tập đoàn Điện lực quốc gia Malaysia Tenaga Nasional Berhad (TNB) sẽ mua 39% cổ phần trong 5 dự án điện mặt trời của Sunseap Group (Singapore) tại Việt Nam. -
10 nữ doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam: Những bóng hồng không hề 'mềm yếu'
DOANH NHÂN - hôm quaHọ là nữ "thuyền trưởng" chèo lái những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam vượt qua khó khăn để đạt thành quả tốt nhất, trên thương trường, họ không còn là "phái yếu". -
CTCP Tập đoàn Đất Xanh góp 160 tỷ thành lập công ty con Đất Xanh E&C
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcCông ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh sẽ góp 160 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 80% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đất Xanh E&C. Công ty con có số vốn điều lệ ban đầu 200 triệu tỷ đồng. -
Đối thoại 2045: Khát vọng và bản lĩnh của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
DOANH NHÂN - hôm quaTại Hội nghị "Đối thoại 2045” giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các doanh nhân trí thức tiêu biểu, doanh nhân Đỗ Minh Phú bày tỏ mong muốn các bộ, ngành cần thay đổi tư duy từ quản lý sang phục vụ.
-
Singapore Airlines thí điểm thẻ thông hành COVID-19 điện tử vào tuần tới
THỜI CUỘC - 5 giờ trướcSingapore Airlines cho biết hành khách từ Singapore đi London (Anh) từ ngày 15-28/3 sẽ có cơ hội tham gia thử nghiệm ứng dụng trên nếu họ có điện thoại sử dụng phần mềm iOS. -
TP HCM hành động khẩn, quyết liệt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn
XÃ HỘI - 5 giờ trướcPhó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan không chấp nhận một đô thị lớn mà từ khu dân cư đến quán ăn, cửa hàng, cửa hiệu đều ra rả mở loa công suất cao ảnh hưởng đến nhiều người. -
TP.HCM: Kiến nghị đầu tư 15 dự án giao thông tổng vốn gần 100.000 tỷ
BẤT ĐỘNG SẢN - 5 giờ trướcTheo đó, sẽ có 15 dự án giao thông cùng 6 chương trình đầu tư công, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng được TP HCM kiến nghị lập đề xuất chủ trương đầu tư năm 2021. -
Chuỗi cầm đồ F88 lợi nhuận tăng vọt gần 170%, đạt 48 tỷ đồng trong năm 2020
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcCông ty cổ phần Kinh doanh F88 ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 44,8 tỷ đồng, tăng vọt so với con số trong nửa đầu năm chỉ vỏn vẹn 2,7 tỷ đồng (6 tháng năm 2019, F88 ghi nhận lãi 17 tỷ đồng). -
Người tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
XÃ HỘI - 4 giờ trướcCông an TP HCM đã thi hành lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Chung - Giám đốc Công ty TNHH Đo đạc tư vấn thiết kế xây dựng DCB - người tố cáo bà Trần Uyên Phương (là con gái của ông Trần Quí Thanh) vì bán dự án 'ma'.