
Việt Nam đã tự sản xuất điện thoại thông minh, tại sao vẫn chưa bán được?
(DNVN) - Đây là câu hỏi được tác giả Ralph Jennings đặt ra trên trang forbes.com….
Theo tác giả Ralph Jennings, Việt Nam đang tiến vào chuỗi giá trị vào hàng công nghệ, điện tử. Samsung đã đầu từ 17,3 tỷ đô vào các nhà máy đóng tại Việt Nam. Các trường học chú trọng vào các môn học công nghệ. Sinh viên ra trường, làm việc tại các công ty công nghệ nước ngoài, họ đã hiểu biết hơn và dần có thể tự làm chủ công nghệ để làm ra điện thoại.
Các công ty Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt các mẫu điện thoại, hầu hết là rẻ hơn các hãng ngoại, trên nền tảng Android. OPhone và Bphone là những mẫu tiên phong, còn bây giờ tập đoàn đa ngành Vingroup đang bán ra loạt điện thoại Vsmart với giá khoảng 100 đô la.
Tuy vậy, hầu như ít người Việt Nam mua điện thoại thông minh nội địa, bởi họ “sính” ngoại và dễ nổi bật hơn nếu dùng hàng ngoại. Các thương hiệu nước ngoài có vị thế cao hơn hàng nội địa, Maxfield Brown, cố vấn kinh doanh của Dezan Shira & Associates ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.
“Quỹ đạo tiêu dùng hàng điện tử ở Việt Nam đang tập trung vào các thương hiệu quốc tế. Tôi nghĩ, xu hướng này sẽ tiếp tục bởi người tiêu dùng ngày càng chi nhiều hơn cho các mặt hàng này”, Maxfield nhận định. Trung bình tiền lương ở Việt Nam tăng lên, nhưng vẫn ở mức thấp – 171 đô/tháng.
Công ty công nghệ BKAV phát triển chiếc điện thoại đầu tiên vào 2017. Mẫu Bphone và Bphone 2 bị đánh giá chất lượng kém, báo cáo của VietnamNet Bridge chỉ ra. Họ bán tổng cộng được 12.000 chiếc. Tổng giám đốc Nguyễn Tử Quảng nhận thức được thất bại nhưng chỉ ra rằng, ông hướng đến mục tiêu trở thành “Apple hoặc Samsung của Việt Nam”
Bphone đời thứ 3 ra mắt vào năm ngoái. Nó có giá 314 đô la và được nhiều người tán dương hơn bởi cảm ứng nhanh và có khả năng chống nước, một báo cáo phát hành vào tháng 10/2019 chỉ ra.
Tuy vậy, các cửa hàng đồ điện tử ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh lại không bán chiếc Bphone nào. Các cửa hàng cũng bảo, họ cũng chẳng biết người mua có thể tìm được Bphone ở đâu.
Các công ty Việt Nam như Masstel và Mobiistar cũng đã cho ra mắt điện thoại, nhưng những Oppo, Samsung và Sony chiếm chỗ nhiều hơn ở các cửa hàng điện tử trong trung tâm Thành phố.
Điện thoại Việt Nam chiếm không quá 1% trên tổng thị trường Việt Nam trong quý III/2019, Thanh Vo, chuyên gia phân tích thị trường với Công ty nghiên cứu hàng điện tử IDC, cho biết. Samsung chiếm 42,8%, còn Oppo – 23,2%, Xiaomi chiếm 6%, chuyên gia này chỉ ra.
VinSmart, thương hiệu hàng điện tử của Vingroup quyết thay đổi con số trên. Kể từ năm 2018, Vsmart bán ra gần 300.000 điện thoại tại 5,200 cửa hàng. Một số lượng điện thoại Vsmart được bán tại thị trường nước ngoài.
Đại diện của Vingroup cho biết, nhà máy Vsmart có công suất 25 triệu máy/ 1 năm. Hiện tại, Vingroup đang xây dựng nhà máy thứ 2, có công suất lên tới 100 triệu máy.
Vsmart từng ký với thương hiệu BQ của Tây Ban Nha về việc bán bốn mẫu điện thoại dưới thương hiệu Vsmart, Vietnam Invesment Review chỉ ra.
Đại diện của Vingroup cho biết: “Chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Vsmart đi theo chiến lược đa dạng hoá sản phẩm với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, tập trung vào chất lượng vượt trội các đối thủ cùng phân khúc”.
Vingroup, đứng đầu là chủ tịch Phạm Nhật Vượng, có doanh thu 122 nghìn tỷ đồng vào năm 2018 và 6,2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận.
Mike Lynch, Giám đốc điều hành Công ty chứng khoán SSI Institutional Brokerage, cho biết: “Vingroup là một tập đoàn rất thú vị. Nếu họ muốn làm gì, thì họ sẽ làm bằng được. Tôi dĩ nhiên phải mua một trong những chiếc điện thoại của họ”
Những nhà phân tích cho rằng, thị trường Việt Nam khá giống Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ. Người Trung Quốc cũng “sính” ngoại, từ đồ ăn, rượu cho đến hàng điện tử.
Brown cho biết, nhưng sau đó họ dịch chuyển về tiêu dùng hàng nội địa. “Người Trung Quốc bây giờ vẫn mua hàng ngoại nếu chất lượng tốt hơn và không phải hàng giả mạo. “ Tạp chí Practical Ecommerce báo cáo. Nhưng, nếu chất lượng chỉ tương đương, người tiêu dùng sẽ chọn ngay hàng nội địa. Họ muốn thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Các hãng Huawei, Oppo, Xiaomi là những thương hiệu bán rất chạy ở thị trường Trung Quốc.
Brown cho biết, “Tôi có thể thấy điểm tương đồng đang diễn ra ở Việt Nam. Tôi kì vọng, người Việt sẽ bắt đầu xu hướng tiêu thụ hàng nội địa với tinh thần dân tộc lên cao”
Các thương hiệu điện thoại ngoại có giá rẻ đang thống trị Việt Nam. Thanh Vo cho biết, “Người tiêu dùng thích giá rẻ. Nếu sản phẩm bán ra rẻ, lại có chất lượng tốt, dĩ nhiên họ sẽ mua. Họ đang tìm kiếm những sản phẩm có pin tốt, camera chụp ảnh đẹp, hệ điều hành nhanh”.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Những tỉnh nào vẫn cấm dịch vụ không thiết yếu?

Từ 8/3, bắt đầu tiến hành tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca cho toàn dân

Sáng nay, tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Việt Nam COVIVAC

Thời tiết hôm nay 5/3/2021: Bắc Bộ giảm mưa rét, Nam Bộ nắng gắt kéo dài

Hải Phòng cho phép các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu hoạt động trở lại từ ngày 4/3

Hà Nội sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho người vãng lai trên địa bàn
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều sở, ngành được triệu tập tham gia phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
An ninh-Trật tự - 4 giờ trướcHội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng. -
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - 15 giờ trướcBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 8 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 7 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 7 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng.
-
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 7 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới. -
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 13 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 12 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - hôm quaNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - hôm quaKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%.