
Việt Nam tăng 2 bậc về phát triển Chính phủ điện tử, phấn đấu hết năm 2020 tăng 10 bậc
Khảo sát được thực hiện bởi Liên Hiệp Quốc trong gian đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2019 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia về mức độ phát triển Chính phủ điện tử, tăng 2 bậc so với giai đoạn trước.
Chiều 26/8 vừa qua, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì phiên họp thường kỳ theo hình thức trực tuyến.
Mục tiêu đặt ra đến hết năm 2020 là Việt Nam tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng thế giới.
Theo tin của VnExpress, khảo sát được thực hiện bởi Liên Hiệp Quốc trong gian đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2019 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia về mức độ phát triển Chính phủ điện tử, tăng 2 bậc so với giai đoạn trước.
Cũng trong khảo sát này, Việt Nam đạt chỉ số phát triển Chính phủ điện tử là 0,6667 (trên thang 0 - 1), đứng thứ 86 trên thế giới, xếp hạng 24/47 tại châu Á và thứ 6/11 tại Đông Nam Á. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 88 trên thế giới.
Mức độ phát triển Chính phủ điện tử hình thành từ 3 chỉ số chính: hạ tầng viễn thông, nhân lực và dịch vụ trực tuyến. Ngoài ra, còn 3 chỉ số phụ là tham gia điện tử, dịch vụ trực tuyến của địa phương và dữ liệu mở.
Chỉ số hạ tầng viễn thông của Việt Nam đạt 0,6694, đứng thứ 5 ở Đông Nam Á, thứ 69 trên thế giới, tăng 31 bậc so với giai đoạn trước. Cụ thể, trung bình cứ 100 người dân tại Việt Nam có 120 thuê bao di động, 13,6 thuê bao băng rộng cố định và 71,89 thuê bao băng rộng di động. Tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đạt 70,35%, tức là cứ 100 người, có hơn 70 người sử dụng Internet, tăng mạnh so với 46,5% của năm 2018.
Xếp hạng về nguồn nhân lực của Việt Nam cũng tăng 3 bậc, từ 120 lên 117. Tuy nhiên, dịch vụ trực tuyến giảm 22 bậc so với năm 2018, từ 59 xuống 81, dù chỉ số vẫn ở mức cao so với trung bình của thế giới.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam bị giảm chỉ số và thứ hạng là do cách thức đánh giá của Liên Hiệp Quốc có sự thay đổi, dẫn đến giảm chỉ số trung bình của cả thế giới. Ngoài ra, do báo cáo chỉ tính đến tháng 9/2019 nên các nỗ lực giai đoạn đầu năm 2020 của Việt Nam chưa được ghi nhận.
Số liệu công bố tại phiên họp thường kỳ theo hình thức trực tuyến diễn ra ngày 26/8 cho thấy, tính đến hết năm 2020, 100% cơ quan nhà nước từ Trung ương tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. 100% các bộ, ngành, địa phương có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ thông tin đã chung tay đóng góp nhân lực, tài lực cùng Chính phủ và nhân dân cả nước phòng, chống dịch hiệu quả, trong đó có việc cung cấp miễn phí các nền tảng học tập, làm việc, khám bệnh từ xa.
Hiện cả nước đã có trên 50.000 doanh nghiệp công nghệ, nhiều giải pháp mới của các doanh nghiệp, chuyên gia trẻ, có nhiều sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu. Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành đề xuất chính sách, tạo thuận lợi hơn nữa để phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Về công tác xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng đánh giá, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử được tăng cường. Các nền tảng phát triển Chính phủ điện tử được triển khai rất nhanh, trong đó có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu các bộ, ngành, địa phương.
Các hệ thống an toàn thông tin tiếp tục được cải thiện mạnh, tránh lộ, lọt, bị đánh cắp thông tin. Nhiều địa phương đã hoàn thành 100% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với tiến độ chuyển đổi số quốc gia được triển khai tích cực ở nhiều địa phương và bộ, ngành, Thủ tướng đánh giá cao nhiều doanh nghiệp Việt Nam dần làm chủ các công nghệ cốt lõi, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyển đổi số.
Cơ sở dữ liệu quốc gia được tích cực triển khai, trong đó có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an được triển khai tích cực với phương châm đồng bộ, hiện đại, chống lãng phí, bảo mật.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, về việc phát triển Chính phủ điện tử trong nước, "chìa khoá" của vấn đề là cần những cách làm mới. Việt Nam đặt mục tiêu cải thiện thứ hạng lên 10 - 15 bậc trong báo cáo năm 2022.
Lệ Vỹ (T/h)
Tin liên quan

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số trong năm 2021

Đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam

EVNHANOI chuyển mình với hệ sinh thái dịch vụ mới

Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện

Ngân hàng lớn nhất của Nga sẽ phát hành tiền điện tử của riêng mình vào tháng 3

Điện thoại 2G, 3G không được nhập khẩu vào Việt Nam từ tháng 7 năm nay
Tin nổi bật

-
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
-
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
-
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
-
Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực
Đọc thêm
-
Xuất siêu 1,29 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm và giải pháp tăng tốc
Sự kiện-Vấn đề - 3 ngày trướcTổng cục Thống kê vừa cho biết tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu 1,29 tỷ USD. Giải pháp tăng tốc xuất khẩu tiếp tục được các cơ quan chức năng đề xuất. -
Nâng lô giao dịch lên 1.000: Chứng khoán thành sân chơi của nhà giàu
Nhận định & Đầu tư - 2 ngày trướcNếu ý tưởng nâng lô được áp dụng, nhà đầu tư phải cần tới số tiền bằng vài lượng vàng mới được đặt một lệnh mua cổ phiếu. -
3 trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu từ ngày 1/1/2021
Quy định mới - 8 giờ trướcBộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải đáp một số vướng mắc về giải quyết chế độ hưu trí cho các đối tượng từ ngày 1/1/2021 theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. -
Mỹ đưa hai bộ của Myanmar vào danh sách đen thương mại, chặn quân đội rút 1 tỷ USD
Quốc tế - 8 giờ trướcMỹ vừa thêm Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ của chính phủ quân sự Myanmar, cùng 2 tập đoàn quân đội nước này vào danh sách đen thương mại.Mỹ ngăn quân đội rút số tiền 1 tỷ USD Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York. -
SoftBank trả 1,6 tỷ USD để giải quyết tranh chấp pháp lý với WeWork
Chuyển động - 8 giờ trướcTập đoàn công nghệ SoftBank Group Corp. của Nhật Bản sẽ trả 1,6 tỷ USD để giải quyết tranh chấp pháp lý với nhà sáng lập và các giám đốc của công ty cho thuê văn phòng WeWork Inc. của Mỹ.
-
Sáng nay, tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine Việt Nam COVIVAC
Dân sinh - 7 giờ trướcSáng nay, 5/3 Trung tâm Dược lý lâm sàng (Trường Đại học Y Hà Nội) - đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vắc-xin made in Việt Nam thứ 2- COVIVAC sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các tình nguyện viên. -
Những bình hoa `khủng` giá cả chục triệu đồng đắt hàng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Tiêu dùng - 7 giờ trướcTừ lễ Valentine 14/2 vừa qua, thị trường hoa bắt đầu có tín hiệu hồi phục. Dịp 8/3 này, các cửa hàng cho biết khách hàng đặt mua từ sớm, thậm chí không thiếu những bình hoa khủng. -
Lợi nhuận VietinBank có thể vượt tỷ đô trong năm 2021
Ngân hàng - 2 ngày trướcBVSC ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của VietinBank có thể tăng trưởng 43,5%, đạt hơn 24.000 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. -
Apple đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền ở Anh về các quy tắc của Apple Store
Công nghệ - 20 giờ trướcCơ quan quản lý cạnh tranh của Vương quốc Anh hôm thứ Năm đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Apple. -
Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 511 người siêu giàu
Dân sinh - 2 ngày trướcTuy giảm trong năm 2020 song theo báo cáo Wealth Report 2021 của hãng tư vấn Knight Frank, số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2025.