
Việt Nam tham dự vòng đàm phán về trợ cấp thủy sản của WTO
Đoàn Việt Nam tích cực tham gia các cuộc thảo luận nhằm xây dựng đồng thuận, thúc đẩy đàm phán sớm đạt được giải pháp thỏa đáng đối với các bên, hướng tới đạt Mục tiêu phát triển bền vững số 14.6.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Nhóm đàm phán về quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết thúc vòng đàm phán tháng 2/2021 về trợ cấp nghề cá kéo dài một tuần, trong đó tập trung thảo luận một số nội dung của Dự thảo văn bản hợp nhất, bao gồm đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên là nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển, các quy tắc giải quyết tranh chấp về trợ cấp thủy sản và các điều khoản liên quan đến trợ cấp góp phần gây ra tình trạng thừa năng lực và đánh bắt quá mức.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp, vòng đàm phán này tiếp tục được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, với sự tham dự của đại diện các Phái đoàn thường trực tại WTO và các cán bộ trong nước của các thành viên.
Đoàn Việt Nam tham dự vòng đàm phán do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva làm Trưởng đoàn, cùng với một số cán bộ Phái đoàn tại Geneva và đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hà Nội.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva làm Trưởng đoàn đàm phán. (Ảnh: Tố Uyên/TTXVN)
Đoàn Việt Nam tích cực tham gia các cuộc thảo luận nhằm xây dựng đồng thuận, thúc đẩy đàm phán sớm đạt được giải pháp thỏa đáng đối với các bên, hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 14.6 của Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Tại Cuộc họp cấp Trưởng Phái đoàn tại WTO kết thúc vòng đàm phán này, Chủ tịch Nhóm đàm phán, Đại sứ Santiago Wills của Colombia, đã báo cáo với các thành viên WTO về công việc thực hiện được kể từ tháng 1/2021.
Sau vòng đàm phán kéo dài một tuần, Chủ tịch Nhóm nhắc lại các thành viên cần bắt đầu trình bày quan điểm về kết quả có thể chấp nhận được để có thể dẫn đến kết thúc thành công các cuộc đàm phán nhằm bảo vệ nguồn thủy sản trên toàn thế giới.
Đại sứ Thụy Sĩ Didier Chambovey, người được Chủ tịch Nhóm đàm phán giao trách nhiệm điều hành các cuộc thảo luận về quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt, đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình thảo luận về quy chế này, lưu ý rằng, mặc dù vẫn còn những khác biệt, nhưng có những yếu tố chung trong đề xuất của các thành viên có thể là cơ sở để tạo sự đồng thuận.
Nhiều phát biểu tại cuộc họp đã ghi nhận sự khác biệt quan điểm về 3 vấn đề thảo luận trong vòng đàm phán này, đồng thời có một số đề xuất sử dụng nhiều hình thức đàm phán khác nhau để tìm ra các giải pháp nhằm thu hẹp sự khác biệt quan điểm.
Một số thành viên cũng hoan nghênh lời kêu gọi của tân Tổng Giám đốc WTO Tiến sỹ Ngozi Okonjo-Iweala ngày 15/2 để đưa ra các quy định mới của WTO về trợ cấp thủy sản vào thời gian sớm nhất có thể được trong năm 2021.
Vòng đàm phán tiếp theo về trợ cấp thủy sản sẽ được tổ chức bắt đầu từ ngày 15/3 sắp tới. Các thành viên cũng có thể tiến hành tham vấn trước khi bắt đầu vòng đàm phán tiếp theo.
Trên cơ sở quyết định của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 của WTO và Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 14.6 của Liên hợp quốc, Nhóm đàm phán về quy tắc của WTO được giao nhiệm vụ đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc để xóa bỏ trợ cấp cho thai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (khai thác IUU) và cấm một số hình thức trợ cấp thủy sản có thể dẫn đến thừa năng lực và đánh bắt thủy sản quá mức, đồng thời có quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên là nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển.

Đánh bắt cá ngừ. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 14.6 là một nội dung của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đã được tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có Việt Nam, thông qua năm 2015, trong đó khẳng định vai trò của WTO trong chương trình nghị sự về trợ cấp thủy sản toàn cầu.
Mục tiêu của SDG 14.6 là đến năm 2020, cấm một số hình thức trợ cấp thủy sản góp phần gây ra tình trạng dư thừa năng lực và đánh bắt quá mức, đồng thời xóa bỏ các khoản trợ cấp góp phần vào khai thác IUU, đồng thời hạn chế đưa ra các hình thức trợ cấp mới tương tự, thừa nhận rằng đối xử đặc biệt và khác biệt thích hợp và có hiệu quả cho các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển nên là một phần không thể thiếu trong đàm phán trợ cấp nghề cá của WTO.
Các nội dung đàm phán về trợ cấp thủy sản trong WTO dựa trên các văn kiện pháp lý quốc tế có liên quan, trong đó quan trọng nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định về việc thực hiện các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 liên quan đến việc bảo tồn và quản lý các đàn cá di cư cao năm 1995; các Hiệp định của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) như Hiệp định của FAO về việc thúc đẩy các tàu thuyền đánh cá tại các vùng biển quốc tế tuân thủ các biện pháp quốc tế về bảo tồn và quản lý năm 1993, Hiệp định của FAO về các biện pháp của các quốc gia có cảng nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ việc khai thác IUU.
Các nội dung đàm phán đồng thời tham khảo một số hướng dẫn của FAO liên quan đến phòng chống khai thác IUU như Bộ Quy tắc ứng xử đối với Nghề cá có Trách nhiệm của FAO năm 1995; Bản kế hoạch hành động quốc tế của FAO nhằm mục đích ngăn ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác IUU (IPOA-IUU).
Theo TTXVN
Tin liên quan

Bản tin Kinh tế 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không camera
Tin kinh tế ngày 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera hành trình.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Ông Trần Sỹ Thanh chính thức nhận nhiệm vụ Tổng kiểm toán Nhà nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 5 Hội đồng Bầu cử quốc gia

Ông Đỗ Văn Chiến làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam

Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 12/4

Thông điệp đầu tiên của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi toàn ngành giáo dục

4 Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư
Tin nổi bật

Giá vàng hôm nay 13/4 tiếp tục lao dốc khi thị trường chứng khoán quốc tế "đỏ sản" và đồng USD tiếp tục tăng nhà đầu tư liên tục bán tháo nhưng sức hút của vàng cũng giảm mạnh khi dòng tiền hầu như không đổ vào vàng
-
Ông Đỗ Văn Chiến làm Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
-
Xác minh việc mua sắm trang thiết bị y tế tại BV Thanh Nhàn và BV Tim Hà Nội do Công ty BMS cung cấp
-
Chủ vườn lan `cuỗm` 200 tỷ đồng bỏ trốn, lực lượng chức năng địa phương nói gì?
-
Thời tiết hôm nay 13/4/2021: Nhiệt độ tăng ở cả nước, Hà Nội có nhiều mây và mưa vài nơi
Đọc thêm
-
Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 12/4
THỜI CUỘC - hôm quaSau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm và Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hồng Diên chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 12/4. -
Cổ phiếu TIS bất ngờ tăng vọt trong ngày đầu tiên xét xử đại án gang thép Thái Nguyên
CHỨNG KHOÁN - 14 giờ trướcNgày 12/4 bắt đầu xét xử 19 bị cáo đại án gang thép Thái Nguyên, bất ngờ cổ phiếu TIS của TISCO tăng 2,91% lên 10.600 đồng, trái ngược với đà giảm 12,4% từ đầu năm. -
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: `Đầu tầu` đảm bảo an ninh năng lượng Quốc Gia
DOANH NGHIỆP - 15 giờ trướcTập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một trong những trụ cột của nền kinh tế Việt, với vai trò cung ứng gần như toàn bộ than cho các ngành sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. -
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ 5 Hội đồng Bầu cử quốc gia
THỜI CUỘC - 15 giờ trướcChiều 12/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ đã chủ trì Phiên họp thứ 5 Hội đồng Bầu cử quốc gia. -
Lý do giá xăng dầu trong nước lần đầu tiên giảm sau 5 tháng
THỊ TRƯỜNG - 15 giờ trướcTừ 16h30 chiều 12/4, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm 45 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON 95 giảm 76 đồng/lít. Đây là lần đầu tiên giá xăng dầu trong nước giảm trong vòng 5 tháng qua.
-
VietinBank: Ngân hàng Việt đầu tiên lọt Top 300 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới
DOANH NGHIỆP - hôm quaTrong báo cáo xếp hạng Top 300 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2019 (Banking 500 - The world’s most valuable banking brands), VietinBank là ngân hàng Việt đầu tiên được điểm tên, theo Brand Finance. -
Vì sao bị phạt tới 2,8 tỷ USD cổ phiếu Alibaba vẫn tăng vọt?
THỜI CUỘC - 19 giờ trướcCổ phiếu của Alibaba đã tăng tới 9% phiên trong giao dịch ngày 12/4 ở Hồng Kông, sau khi vấn đề lớn treo lơ lửng trên đầu của tập đoàn này trong suốt mấy tháng qua đã được tháo bỏ. -
Xét xử vụ gang thép Thái Nguyên: Vì sao tòa từ chối triệu tập nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải
XÃ HỘI - 19 giờ trướcTại phiên mở đầu xét xử vụ gang thép Thái Nguyên, các luật sư đề nghị triệu tập nhân chứng nguyên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhưng bị tòa bác bỏ. -
Tiết lộ số tiền “khủng” mà Facebook chi để bảo vệ Mark Zuckerberg
DOANH NHÂN - 18 giờ trướcFacebook đã chi 23 triệu USD cho an ninh cá nhân tại nơi ở của Mark Zuckerberg và cho việc đi lại của ông và gia đình. Ngoài ra, Zuckerberg còn chi thêm 10 triệu USD cho nhân viên an ninh và các chi phí an ninh khác -
Israel ngầm thừa nhận thực hiện tấn công khủng bố bất thành cơ sở hạt nhân của Iran
THỜI CUỘC - 18 giờ trướcIran cáo buộc Israel tấn công "khủng bố" cơ sở hạt nhân Natanz trong khi phía Israel ngầm xác nhận điều này. Tuy nhiên, lãnh đạo Iran vẫn nhấn mạnh đây là vụ tấn công bất thành.