Việt Nam và các nước Châu Á chạy đua phát triển vaccine COVID-19 tự sản xuất

19:21 | 06/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Khi tình trạng thiếu nguồn cung đe dọa nỗ lực ngăn chặn đại dịch. Các nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương đang chạy đua để phát triển vaccine COVID-19 tự sản xuất.

Mặc dù các loại vaccine tự phát triển khó có thể đến kịp để cải thiện tình trạng thiếu vaccine như hiện nay. Nhưng Việt Nam và các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia đều đang đầu tư vào các ứng cử viên vaccine "cây nhà lá vườn" sau khi gặp khó khăn để đảm bảo nguồn cung cấp từ bên ngoài. nhưng các nhà chức trách và chuyên gia coi cách tiếp cận này là một sự đầu tư dài hạn.

Việt Nam và các nước Châu Á chạy đua phát triển vaccine COVID-19 tự sản xuất - ảnh 1

Các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang chạy đua để phát triển vaccine COVID-19 tự sản xuất.

Thứ nhất, COVID-19 có thể lưu hành vô thời hạn. Nghĩa là các biến thể có thể kháng lại các vaccine hiện có sẽ xuất hiện, và nhu cầu tiêm vaccine bổ sung để duy trì khả năng miễn dịch sẽ đẩy nhu cầu vaccine lên cao hơn nữa trong nhiều năm tới.

khi nguồn cung đáp ứng được, và vượt quá nhu cầu địa phương, nước phát triển được vaccine có thể quay sang trợ giúp những nơi nghèo hơn, tạo cơ hội cho ngoại giao vaccine.

Tại Nhật Bản, ít nhất 4 công ty dược phẩm, bao gồm Daiichi Sankyo có trụ sở tại Tokyo và Shionogi Pharmaceutical có trụ sở tại Osaka, đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 cho một số ứng viên vaccine dựa trên cả công nghệ mRNA và công nghệ vaccine bất hoạt truyền thống.

Dù quốc gia này tăng tốc triển khai tiêm vaccine trong những tuần gần đây, chưa đến 10% dân số Nhật được tiêm ít nhất một liều vaccine.

Việt Nam và các nước Châu Á chạy đua phát triển vaccine COVID-19 tự sản xuất - ảnh 2

Các nhà chức trách và chuyên gia coi cách tiếp cận này là một sự đầu tư dài hạn.

Giám đốc Trung tâm phát triển vaccine quốc tế ở Tokyo Ken Ishii, dự đoán một hoặc hai loại vaccine tự phát triển tại Nhật Bản sẽ có mặt vào nửa cuối năm 2022.

Mặc dù vaccine "của nhà tự trồng" sẽ không giúp Nhật Bản đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm nay, Ishii nhận định các nước nên phát triển vaccine riêng để bảo vệ hệ thống y tế và nền kinh tế, đồng thời mở rộng kho vũ khí ngoại giao và quyền lực mềm.

Ông nói: “Sẽ là một sự khác biệt nếu vaccine COVID-19 trở thành vaccine ‘theo mùa’ như (vaccine) bệnh cúm".

Tại Hàn Quốc, nơi có khoảng 14% dân số đã được tiêm mũi đầu tiên, ít nhất 5 công ty địa phương đang nỗ lực phát triển vaccine của riêng họ. Các ứng cử viên từ Genexine và SK Bioscience đang trải qua giai đoạn 2 thử nghiệm.

Vào tháng 4, Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol cho biết một hoặc hai loại vaccine sẽ được phê duyệt sử dụng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Cùng tháng, Bộ trưởng Khoa học Choi Ki-young nói với một phiên họp quốc hội rằng ông tự tin là vaccine nội địa sẽ có sẵn trước cuối năm 2021. Các quan chức ở Seoul hy vọng sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng cho cư dân thành phố vào tháng 11/2021.

Thành Văn

Xem thêm: Khai trương nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone phòng chống COVID-19