
Vượt khó hoàn thành sứ mệnh cứu nạn trên biển
(DNVN) - Với hơn 20 năm làm điểm tựa cho ngư dân, là người bạn đồng hành giúp ngư dân và những người mưu sinh bám biển vượt qua những sự cố, những tai nạn thảm khốc trên biển, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận được đánh giá cao từ Chính phủ, các cơ quan ban ngành và sự ủng hộ của nhân dân.
Để hiểu hơn về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, phóng viên Tạp chí Doanh nhân Việt Nam đã có buổi trao đổi với ông Vũ Việt Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC).
Thưa ông trong 21 năm qua Vietnam MRCC đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của những ngư dân, những thuyền viên trên biển. Ông có thể cho biết những thành tích mà trung tâm đã đạt được?
Ông Vũ Việt Hùng: Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam là đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ nhân đạo tổ chức, chỉ huy, điều hành, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển trách nhiệm của Việt Nam. Trung bình mỗi năm, Trung tâm thu nhận và xử lý từ 500 đến 600 vụ việc tìm kiếm cứu nạn, trong đó trực tiếp cứu và hỗ trợ hàng nghìn người bị nạn trên biển, thực hiện hàng trăm lượt tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng xuất kích đi cứu nạn tại các vùng biển xa, vùng biển các đảo, quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Cụ thể, Tổng số vụ báo nạn thu nhận được 556 vụ. Số vụ điều động tàu tìm kiếm cứu nạn hoạt động TKCN trên biển: 73 vụ (77 lượt tàu tham gia cứu nạn). Số người được cứu và hỗ trợ: 1.025. Số phương tiện được cứu và trợ giúp: 83 tàu. Số vụ việc thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và lân cận là 51 vụ việc. Trong đó có 08 lượt điều động tàu tham gia trực tiếp cứu nạn 85 người. Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn đối với 27 công dân nước ngoài. Trực tiếp hỗ trợ 35 tàu cùng 219 người trú tránh bão và áp thấp nhiệt đới an toàn.
Bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm, cứu người bị nạn trên biển, Trung tâm còn được giao thêm một số nhiệm vụ như tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong khi đó, đặc thù của hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển là tai nạn sự cố thường hay xảy ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giông bão khi các tàu thuyền hoạt động trên biển được kêu gọi về bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn thì tàu cứu nạn phải ra khơi làm nhiệm vụ. Trong điều kiện thiếu thốn về trang thiết bị, sự hạn chế về điều kiện kỹ thuật của tàu cứu nạn, đây thực sự là điều nguy hiểm, thách thức về tinh thần và thử thách về lòng dũng cảm của các chiến sĩ cứu nạn.
Bên cạnh đó, mùa mưa bão có thể kéo dài đến trên 6 tháng, tiếp đến là các đợt gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam kéo dài, cường độ gió thường đạt cấp 6-7 khiến lực lượng trực ban, trực chỉ huy, thuyền viên các tàu tìm kiếm cứu nạn luôn đặt trong tình trạng báo động, căng thẳng. Cán bộ, nhân viên cứu nạn thường xuyên phải xa nhà, thực hiện hoạt động cứu nạn trong các ngày lễ tết, làm việc liên tục trên biển hàng tuần trong điều kiện sóng to, gió lớn, bữa ăn, giấc ngủ thường xuyên không trọn vẹn, kể cả lúc nghỉ ngơi với gia đình cũng phải luôn sẵn sàng ra biển cứu nạn.
Tuy nhiên, trong hơn 21 năm qua, lực lượng cứu nạn hàng hải quyết tâm chiến đấu không mệt mỏi với sự dữ dội của biển khơi, thực hiện hết tất cả trách nhiệm của mình đối với người bị nạn trên biển, đảm bảo sự an toàn, bình yên của cuộc sống người dân trên biển.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - 19 giờ trướcBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 12 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 12 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 12 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng. -
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 11 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới.
-
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 17 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 17 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - hôm quaNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%. -
Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực
Chuyển động - 2 ngày trướcHãng Samsung Electronics của Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu tại thị trường điện thoại thông minh tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) trong năm 2020 dù thị phần của hãng giảm.