WTO sẽ có nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử

21:33 | 09/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tổ chức Thương mại Thế giới ( WT0) thông báo tổ chức này sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên, với hai nữ ứng cử viên Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Yoo Myung-hee của Hàn Quốc.
Người phát ngôn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa có thông báo tổ chức này sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử 25 năm. Sau khi hai nữ ứng cử viên gồm Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Yoo Myung-hee của Hàn Quốc đã lọt vào vòng cuối cùng trong cuộc chạy đua trở thành tân Tổng giám đốc WTO.
 
Quá trình lựa chọn tân Tổng Giám đốc WTO bắt đầu ngày 14/5 khi cựu Tổng Giám đốc Roberto Azevedo thông báo sẽ từ chức trước một năm so với thời hạn nhiệm kỳ. Ông Roberto Azevedo người Brazil, cựu Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, đã bất ngờ tuyên bố vào tháng 5 rằng ông sẽ rời đi sớm hơn một năm với lý do “quyết định cá nhân”. Vào ngày 31/8, ông ra đi mà không có người kế vị. Trong nhiệm kỳ 7 năm của Azevedo, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực rất lớn lên ông. Trump đã nhiều lần cáo buộc WTO đối xử với Mỹ “không công bằng”, phớt lờ hệ thống WTO và khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Trong quá khứ, Trump đã đe dọa rút vốn hoàn toàn khỏi tổ chức thương mại.
 
Trong thời gian đề cử kéo dài một tháng từ ngày 7/6-7/7, có tổng cộng 8 ứng cử viên đã được giới thiệu gồm: Tiến sĩ Jesus Seade Kuri của Mexico; Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria; ông Abdel-Hamid Mamdouh của Ai Cập; ông Tudor Ulianovschi của Moldova; Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee; Bộ trưởng Nội các về giáo dục Kenya Amina C. Mohamed; ông Mohammed Maziad Al-Tuwaijri của Saudi Arabia và Tiến sĩ Liam Fox của Anh.
 
Ngày 8-10, cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox đã không lọt vào danh sách rút gọn cuối cùng do số lượng ứng viên giảm từ 5 xuống còn 2. Dù được Mỹ ủng hộ, ông L.Fox vẫn thất bại trong nỗ lực thu hút đủ hậu thuẫn.
 
Ngoài trường hợp của ông L.Fox, hai ứng viên đáng chú ý khác là Bộ trưởng Thể thao, Di sản và Văn hóa Kenya Amina Mohamed và cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammad Al-Tuwaijri đều không thành công tại giai đoạn 2 của cuộc đua đến vị trí Tổng Giám đốc WTO. Với danh sách rút gọn chỉ còn 2 nữ ứng viên, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee và cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala.
 
WTO sẽ có nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử - ảnh 1
 
WTO sẽ có nữ "Thủ Lĩnh" đầu tiên trong 25 năm( Bà Okonjo-Iweala)
 
Bà Okonjo-Iweala là một nhà kinh tế và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính của Nigeria. Bà đã có 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới (WB) và là Giám đốc điều hành hoạt động của WB. Vào năm 2018, bà có tên trong Hội đồng quản trị của Twitter. Bà cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Gavi, một tổ chức quốc tế nhằm mục đích tập hợp các khu vực công lập và tư nhân để cải thiện khả năng tiếp cận với vaccine.
 
Còn bà Yoo Myung-hee là nữ Bộ trưởng Thương mại đầu tiên của Hàn Quốc, từng là quan chức đặc trách hồ sơ Tổ chức Thương mại Thế giới ở Bộ Thương mại Hàn Quốc hồi năm 1995 và là người chỉ đạo các cuộc thương thuyết về các thỏa thuận thương mại tự do, nhất là với Trung Quốc. Bà là Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc giai đoạn 2007-2010.
 
WTO sẽ có nữ Tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử - ảnh 2
 
Dù ai làm Tổng giám đốc WTO thì cũng là người chịu áp lực nặng nề(Ảnh: bà Yoo Myung-hee)
 
Danh tính người chiến thắng sẽ được công bố vào đầu tháng 11 năm nay. Nhiệm kỳ tổng giám đốc WTO kéo dài 4 năm, và người giữ chức này cũng có cơ hội làm việc thêm một nhiệm kỳ thứ hai được đánh giá là sẽ rất nặng nề. Tổng giám đốc tiếp theo của WTO sẽ đảm nhận quyền kiểm soát tổ chức này, đấu tranh để ngăn chặn các xung đột thương mại giữa các quốc gia thành viên, đáng chú ý nhất là Mỹ và Trung Quốc. Tân Tổng giám đốc WTO cũng sẽ phải đối đầu những thiệt hại do đại dịch COVID-19, làm ảnh hưởng đến thương mại và gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu nghiêm trọng.

WTO được thành lập vào năm 1995 với mục đích thúc đẩy thương mại mở vì lợi ích của tất cả các quốc gia, đàm phán và quản lý những quy tắc thương mại quốc tế và nỗ lực giải quyết tranh chấp giữa 164 quốc gia thành viên của tổ chức này. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có lẽ là nơi nổi tiếng nhất trên thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, chẳng hạn như tranh chấp giữa các nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus trong những thập kỷ gần đây. Nhưng Mỹ đã chặn cơ chế giải quyết tranh chấp và không cho bất kỳ thành viên mới nào của Tòa án tối cao của mình tham gia. Cơ quan phúc thẩm này đã không thể giải quyết các tranh chấp mới kể từ năm ngoái.
 
Nguyễn Dung