
Xác định trách nhiệm, quyền hạn khi khai thác dữ liệu để kiểm toán
(DNVN) - Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không giao quyền truy cập dữ liệu cho Kiểm toán Nhà nước vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ...

Chiều 25/10, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo giải trình và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Quy định rõ quyền khiếu nại đối với kết luận của kiểm toánBáo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết có ý kiến cho rằng đối tượng kiểm toán theo dự thảo Luật là rất rộng, cần thu hẹp lại; đề nghị làm rõ thế nào là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán."
Một số ý kiến tán thành việc bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp, song băn khoăn vì dễ phải thành lập thêm tổ chức bộ máy, chưa phù hợp với Nghị quyết Trung ương.
Một số ý kiến đề nghị giới hạn chỉ giám định khi cấp có thẩm quyền yêu cầu để tránh chồng chéo và phù hợp với khả năng của Kiểm toán Nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc đề xuất bổ sung quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khi các cơ quan tố tụng đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện giám định đối với một số vụ việc cụ thể phục vụ quá trình xem xét, giải quyết các vụ án tham nhũng, kinh tế. Tuy nhiên, nếu bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước sẽ trở thành cơ quan giám định chuyên trách, trong khi nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước theo Hiến pháp và Luật Kiểm toán Nhà nước rất nặng nề nên khó khăn cho Kiểm toán Nhà nước trong triển khai thực hiện.
Trong quá trình sửa đổi Luật Giám định tư pháp, sẽ nghiên cứu, bổ sung hợp lý nội dung này nếu cần thiết, vì vậy, không bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước vào Dự thảo luật.
Về bổ sung quy định để thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần rà soát, lược bỏ, thể hiện lại hoặc bổ sung một số điều, khoản trong dự thảo Luật theo hướng hạn chế dẫn chiếu các nội dung đã được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng, hạn chế tình trạng chồng chéo.
Về quyền khiếu nại, khởi kiện trong hoạt động kiểm toán, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp không đồng ý với kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; đề nghị quy định theo hướng khởi kiện ra tòa và quy định rõ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.
Có ý kiến cho rằng kết luận kiểm toán có giá trị pháp lý bắt buộc phải thực hiện nếu không quy định đối tượng được kiểm toán có quyền khiếu nại, khởi kiện sẽ không bảo đảm khách quan, công bằng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Kiểm toán Nhà nước đã quy định về giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán nhưng chưa thực sự đầy đủ, đặc biệt là chưa bảo đảm quyền khởi kiện ra tòa khi đơn vị được kiểm toán không đồng ý với đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán.
Vì vậy, cần quy định rõ đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được quyền khiếu nại với Luật Kiểm toán Nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán. Đơn vị được kiểm toán được quyền khiếu nại với Tổng Luật Kiểm toán Nhà nước về các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị trong báo cáo kiểm toán; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Luật Kiểm toán Nhà nước về kết luận, kiến nghị trong thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Đảm bảo bí mật cho đơn vị được kiểm toán
Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không giao quyền truy cập dữ liệu cho Kiểm toán Nhà nước vì liên quan đến an ninh, tài liệu mật, tối mật, quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ, quy định bảo vệ bí mật nhà nước...
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc bổ sung quyền truy cập cho Kiểm toán Nhà nước là cần thiết để phục vụ hoạt động kiểm toán và phù hợp với thời đại công nghệ thông tin, xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có nhiều loại thông tin khác nhau, có cả những thông tin mật, tối mật, tuyệt mật, có những thông tin là bí mật riêng tư, bí mật nhà nước... nên cần phân cấp quyền truy cập phù hợp và phải quản lý, giám sát chặt chẽ.
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng việc quy định này là rất cần thiết, phù hợp với thời đại, xu thế hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ sở dữ liệu thường có nhiều loại thông tin khác nhau, thông tin mật, tối mật, có những thông tin bí mật riêng tư... được pháp luật bảo hộ đầy đủ. Vì vậy, cần phân cấp quyền truy cập phù hợp, có quản lý, giám sát chặt chẽ, không để lộ, lọt bí mật.
Mặt khác, để Kiểm toán Nhà nước có quyền truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia để khai thác, thu thập thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán, song dự Luật lại chưa quy định rõ thẩm quyền và phạm vi được phép truy cập là chưa đầy đủ, cần bổ sung các nội dung này vào dự thảo luật, đại biểu đề nghị.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) lại đề nghị cân nhắc đến giới hạn của quyền truy cập dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ sở dữ liệu quốc gia của Kiểm toán Nhà nước.
Đại biểu phân tích nếu giới hạn quá sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của các đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay có một số cơ sở dữ liệu quốc gia, nhưng việc được truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia ở các luật này hoặc các cơ quan, tổ chức muốn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Mặt khác, liên quan đến Luật An ninh mạng, cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, nếu quy định như dự thảo Luật thì không loại trừ việc Kiểm toán Nhà nước được truy cập vào các hệ thống cơ sở dữ liệu quan trọng của an ninh quốc gia.
Giải trình về nội dung này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, các đơn vị đều sử dụng dữ liệu điện tử nên Kiểm toán Nhà nước phải theo kịp, phải được cung cấp dữ liệu điện tử và kiểm tra dữ liệu đó.Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, dữ liệu chỉ phục vụ cho nhiệm vụ kiểm toán và các Trưởng đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm về việc này nên các đơn vị không cần lo lắng về việc lộ dữ liệu bí mật./.

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Ngày 2/3, Tổng Công ty Viettel Post đã chính thức khởi động chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu” không chỉ trong mùa dịch.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án nhân sự lãnh đạo Chính phủ

Bộ Nội vụ nói về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không chính thức trao đổi về tình hình Myanmar

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021: Đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu về kinh tế xã hội

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định về công tác cán bộ

Các nội dung thảo luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2021
Tin nổi bật

Sea Group chưa bao giờ báo lãi, nhưng giá cổ phiếu vẫn cao ngất ngưởng. Chuyên gia của Bloomberg nhận định đây là một "bong bóng công nghệ" khổng lồ.
Đọc thêm
-
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 4 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank. -
Phó Chủ tịch Nike bị mất chức sau nghi vấn tuồn giày cho con trai ra chợ đen bán kiếm lời
Quốc tế - 8 giờ trướcTheo Bloomberg, bê bối chấn động này liên quan đến lãnh đạo cấp cao của Nike là Ann Hebert vốn giữ chức Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Nike khu vực Bắc Mỹ mới đây đã từ chức và rời công ty vào ngày thứ Hai ngày 1/3. -
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
Đời sống đô thị - 8 giờ trướcViệc tai nạn giao thông (TNGT) có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong khoảng 2 tháng trở lại đây khiến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị trực thuộc. -
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
Quốc tế - 10 giờ trướcÔng trùm thời trang trực tuyến, trị giá 1,9 tỷ đô la Mỹ đang tìm kiếm 8 người để tham gia cùng ông trong nhiệm vụ mặt trăng riêng tư đầu tiên trên tàu SpaceX của Elon Musk. -
Người Đài Loan kêu gọi ăn 'dứa tự do' sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
Quốc tế - 10 giờ trướcDứa Đài Loan đã trở thành nạn nhân mới nhất của mối quan hệ hai bờ eo biển, sau khi chính quyền Trung Quốc bất ngờ cấm nhập khẩu loại quả này.
-
Những ưu điểm của COVIVAC so với các loại vắc xin COVID-19 khác tại Việt Nam?
Dân sinh - 10 giờ trướcCOVIVAC là vắc-xin COVID-19 thứ hai do Việt Nam nghiên cứu và phát triển với công nghệ sản xuất tương tự cúm mùa. Do đã làm chủ công nghệ và xuất khẩu đi thế giới nên COVIVAC có giá dự kiến chỉ 60.000 đồng. -
Hai người tử vong ở Hàn Quốc sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Quốc tế - 10 giờ trướcTruyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 công dân của quốc gia này đã tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. -
Samsung xem xét 4 địa điểm mới ở Mỹ để đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD
Chuyển động - 10 giờ trướcSamsung Electronics đang xem xét hai địa điểm ở Arizona và một địa điểm khác ở New York cùng với Austin, Texas, cho một nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ đô la, theo tài liệu nộp cho các quan chức bang Texas. -
Chờ kết quả kiểm định từ Hàn Quốc trước khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân
Dân sinh - hôm quaTrước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân, Bộ Y tế đang chờ kết quả kiểm định trong nước và từ Hàn Quốc. -
Bộ Tài chính tìm phương án truy thuế trực tuyến của Google, Facebook và các sàn thương mại điện tử
Thuế - 9 giờ trướcBộ Tài chính đang đề xuất cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Youtube... đăng ký giao dịch điện tử và đăng ký thuế lần đầu thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.