
Xu hướng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc: Áp lực ‘cuộc đua’ cho DN Việt
(DNVN) - Xu hướng dịch chuyển không phải bây giờ mới có và cộng đồng doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang phải chịu rất nhiều áp lực trước “cuộc đua” thu hút sự dịch chuyển….
Hội nghị “Hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững” tại Hà Nội, sáng 24/7 đã diễn ra phiên thảo luận sâu về kinh nghiệm hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.
Phiên thảo luận có sự tham gia của các chuyên gia trực tiếp tham dự Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DNNVV (USAID LinkSME) cũng như đại diện cho các doanh nghiệp có khả năng kết nối cao trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, cụ thể là: Ông Frank Weiand - cố vấn kỹ thuật, Dự án USAID LinkSME; ông Bian Spence -Tổng Giám đốc, Trưởng phòng phát triển Nhà cung cấp, Apex Tool Group; ông Nguyễn Văn Đoan - Chuyên gia đánh giá trưởng, Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia; ông Phạm Minh Đức- Giám đốc Vận hành, Việt Nam Outsourcing.

Tại phiên thảo luận, các chuyên gia cho rằng xu hướng nhiều nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây, không phải chỉ trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 hoặc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên cao. Bởi vì, “công xưởng của thế giới đang quá lớn, đã đến giới hạn” và việc Trung Quốc kiểm soát các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay khiến các nước bắt đầu lo ngại. Các nhà đầu tư cần đa dạng hóa thị trường đầu tư để phân tán rủi ro. COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tăng cao chỉ như “giọt nước tràn ly”.
Dẫn chứng cho thấy, theo số liệu của Phòng Thương mại Mỹ, khoảng 1/3 công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hủy bỏ hoặc tạm dừng đầu tư vào Trung Quốc. 40% doanh nghiệp cho hay sẽ dịch chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc, dự kiến đến các nước Đông Nam Á hoặc Mexico.
Theo Nomura Group (2019), kể từ đầu năm 2018 đến tháng 8/2019 đã có 656 doanh nghiệp quốc tế rời Trung Quốc sang sản xuất tại các nước khác, trong đó, 26 doanh nghiệp chọn Việt Nam, 11 doanh nghiệp sang Đài Loan và 3 doanh nghiệp sang Ấn Độ.
Những doanh nghiệp không dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc là do tốn kém trong thời điểm họ khó khăn về tiền mặt và vốn từ đại dịch. Lý do ở lại cũng xuất phát từ việc làm ăn ở Trung Quốc vẫn ổn. Cơ sở hạ tầng như cảng lớn và hệ thống đường cao tốc, đường sắt của Trung Quốc chất lượng hàng đầu thế giới. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Trung Quốc với chi chí ở mức hợp lý, ngành logistics hiện đại, công nghiệp phụ trợ tốt, hệ sinh thái cung ứng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ, châu Âu, quy mô sản xuất lớn.
Các doanh nghiệp chuyển dịch khỏi Trung Quốc đã và đang được chính phủ nước họ hỗ trợ mạnh.
Tháng 4/2020, Nhật Bản dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế gần 1.000 tỷ USD để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc; đồng thời khởi động một chương trình trợ cấp trị giá 220 triệu USD hỗ trợ các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại các nước ASEAN.
Tháng 5/2020, Tổng thống Mỹ Trump ký sắc lệnh hỗ trợ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Quốc hội Mỹ cũng dự thảo luật nhằm làm giảm sự phụ thuộc Mỹ vào Trung Quốc. Liên minh châu Âu cũng có động thái tương tự.
Trong bối cảnh chuyển dịch, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Việt Nam thành công trong kiểm soát dịch COVID-19 được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trước cú sốc, khủng hoảng là khá tốt.
Apple bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng tai nghe sản xuất tại Việt Nam (với khoảng 4 triệu chiếc tai nghe được sản xuất trong quý II/2020).
Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mỹ đã xác định Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng. Panasonic sẽ chuyển nhà máy đến Hà Nội để thành trung tâm sản xuất máy giặt và máy lạnh lớn nhất tại Đông Nam Á.
Theo đó, hai đối thủ cạnh tranh rất tiềm năng đang nổi lên như điểm sáng trong thu hút dòng dịch chuyển này là Ấn Độ và Indonesia.
Tại Ấn Độ, thị trường rộng lớn với 1,3 tỷ dân, quy mô kinh tế lớn hơn. Mặt bằng nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, nhất là kỹ sư công nghiệp của Ấn Độ thuộc top đầu thế giới. Ấn Độ đã tiếp xúc với hơn 1.000 công ty của Mỹ và các quốc gia khác, đưa ra các ưu đãi đối với các doanh nghiệp đang cân nhắc chuyển khỏi Trung Quốc.
Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn mặt bằng đất sạch, hạ tầng để chào mời nhà đầu tư, nghiên cứu các chính sách miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư trong một số lĩnh vực ưu tiên, cam kết quỹ đất để giảm thu hút doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc, chọn 10 ngành chủ chốt để tập trung thúc đẩy sản xuất, mở rộng các kênh tiếp cận những công ty đang tìm nơi đầu tư và di chuyển.
Tại Indonesia, quy mô nền kinh tế của nước này lớn gấp 3 lần Việt Nam. Người lao động cũng có nhiều điểm cạnh tranh, thông thạo tiếng Anh hơn. Indonesia đã tiến hành cắt giảm thuế, cam kết quỹ đất cho các nhà đầu tư, cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao về cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh.
Trong khi đó, tại Việt Nam, 98% trong số 620.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam là nhỏ và siêu nhỏ, thiếu vắng doanh nghiệp vừa và lớn.
Thách thức trong quá trình kết nối đối với cộng đồng doanh nghiệp được các chuyên gia chỉ rõ: Chi phí gia công cao, thiếu minh bạch trong tính giá thành vì kiểm soát chi phí kém.
Nhà cung cấp không đủ tin cậy/không làm đúng cam kết; vì cung cấp đơn hàng nhỏ nên mối quan tâm của nhà đầu tư thấp; phản hồi chậm, thiếu; giao hàng không đúng, không đủ so với đơn hàng; giao hàng trễ mà không có sự đồng ý. Cùng với đó là không có phản hồi từ bên mua cho báo giá, khó khăn trong việc hiểu tiêu chuẩn bên mua. Rào cản về ngôn ngữ, về chất lượng, điều khoản thanh toán.
Đối với bên cầu, doanh nghiệp mua hàng không thể tìm được nhà cung ứng sản phẩm điện, điện tử hoàn tthiện với sản lượng lớn như TV, máy giặt, không có điểm liên lạc cho người mua. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không thể tìm được nhà cung ứng phù hợp khi mà nhà cung ứng không thể tìm đúng nguyên vật liệu thô cho sản phẩm.
Trong quá trình kết nối, doanh nghiệp Việt còn nhiều vướng mắc như năng lực chưa sẵn sàng. Việt Nam vẫn thường nhập nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất. Cụ thể, ngành may mặc nhập khẩu 70-80% nguyên vật liệu từ Trung Quốc; công nghiệp điện tử nhập khẩu sản phẩm đầu vào lên tới 77% tổng giá trị sản phẩm; dược phẩm nhập 85-90%; ngành nhựa nhập khẩu các sản phẩm đầu vào chiếm đến 70-80% chi phí sản xuất.
Để đón được làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần chuẩn bị sẵn mặt bằng đất sạch trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp đất dễ dàng, nhanh chóng, sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật, điện nước, xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn.
Chuẩn bị ngay nguồn nhân lực chất lượng cao; công nghiệp phụ trợ nội địa phát triển logistics thông qua việc giảm chi phí bốc xếp hàng hóa, lưu kho, vận chuyển; cải cách thủ tục hành chính thuận tiện, nhanh chóng.
Minh bạch và rõ ràng, nhất quán môi trường kinh doanh. Làm sao để môi trường kinh doanh có thể dự đoán được, chuyển từ tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi.
Đồng thời, cần phòng ngừa nguy cơ hàng hóa nước ngoài, hàng hóa Trung Quốc đội lốt hàng hóa Việt Nam nhằm gian lận, lẩn tránh xuất xứ.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Tăng lô giao dịch chứng khoán: Giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch?
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaTăng lô giao dịch chứng khoán lên 1.000 cổ phiếu gây nhiều tranh cãi, trong đó, có ý kiến cho rằng, điều này có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch. -
Cảnh giác với Forex, đầu tư ngoại hối lừa đảo
Sự kiện-Vấn đề - 6 giờ trướcNgày càng vươn vòi bạch tuộc, lừa đảo nhiều người là khẳng định của nhiều chuyên gia khi đánh giá về sàn các sàn kinh doanh, đầu tư ngoại hối (Forex). -
Hải Dương chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19
Dân sinh - 9 giờ trướcSở Y tế Hải Dương chỉ đạo bệnh viện chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, giường bệnh sẵn sàng cấp cứu nếu xảy ra tai biến sau khi tiêm vaccine COVID-19. -
Bộ Công Thương cảnh báo hành vi lừa đảo, gian lận thương mại tại UAE
Thương mại toàn cầu - 8 giờ trướcMột số hình thức gian lận như: giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; -
Đội trưởng chống buôn lậu Hải quan bị bắt vì liên quan đến vụ làm giả hơn 200 triệu lít xăng
An ninh-Trật tự - 8 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam Ngô Văn Thụy, cán bộ một đội thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan để điều tra về tội nhận hối lộ.
-
Chân dung bà chủ Đại Nam - Hằng Canada vợ ông Dũng 'lò vôi'
Chân dung - hôm quaBà Nguyễn Phương Hằng (vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng, biệt danh Dũng "lò vôi") là một nhà kinh doanh có tiếng, đã sát cánh cùng chồng để xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Đại Nam. -
Hà Nội: Hàng loạt sai phạm tại khu `đất vàng` 281 Tôn Đức Thắng
Quy hoạch-Dự án - hôm quaTheo kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội, thửa đất số 299 (nay là 281), phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội cho thuê vượt quá thời hạn 31 năm. -
TP.HCM cần sớm tháo gỡ vướng mắc để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Sự kiện-Vấn đề - 20 giờ trướcTP.HCM cần sớm tháo gỡ vướng mắc để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là yêu cầu được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa đưa ra tại cuộc làm việc với Sở KH&ĐT. -
Khởi công 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam vào tháng 6/2021
Quy hoạch-Dự án - 2 ngày trướcCác đơn vị ngành giao thông đã chủ động trong vấn đề tham mưu và tổ chức thực hiện để rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục 2 dự án cao tốc Bắc-Nam. -
Mỹ, Anh tuyên bố đình chỉ lệnh áp thuế quan 4 tháng trong tranh chấp trợ cấp máy bay
Quốc tế - 20 giờ trướcHoa Kỳ và Anh đang tiến hành đình chỉ lệnh áp thuế quan 4 tháng lên hàng hoá của nhau, trong nỗ lực đạt được một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột thương mại kéo dài liên quan đến vấn đề trợ cấp máy bay.