Xu hướng sống ở ven đô sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hậu COVID ra sao?

17:51 | 28/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Quan điểm đầu vào bất động sản ven đô là một bước lùi bởi cuộc sống ở đây kém chất lượng dường như đã thay đổi trong vài năm bởi quỹ đất trong thành phố dần chật chội lẫn làn sóng COVID-19 diễn ra từ đầu năm.

Dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM dường như đã khiến người dân phải chú tới chất lượng sống nhiều hơn so với ngày trước. 

Cụ thể, đại dịch đã khiến người dân bắt buộc phải tuân thủ các lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ, có thể ví von không khác gì "bị giam lỏng trong nhà". Do đó, ước muốn của nhiều người đang là  được tự do ra vùng ngoại ô, hít thở chút không khí trong lành, ngắm cây cối xanh tươi. 

Thực ra, trước đại dịch thì vấn đề quỹ đất tại thành phố đang ngày càng chật chội, dự báo người dân sẽ ngày càng khó khăn trong việc tìm nhà, nhất là đối với người trẻ. Nên, vấn đề tìm ra khu vực mới để an cư, lạc nghiệp đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với người dân. 

Xu hướng sống ở ven đô sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hậu COVID ra sao? - ảnh 1

Hình ảnh một khu vực đất nền giáp ranh nội thành Hà Nội. Nguồn: VOV

 

Phản ánh nhu cầu thực tế đó, báo cáo mới đây nhất về thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 2/2021 của Savills cũng khẳng định khoảng cách giá nhà ven đô và khu vực trung tâm đang được thu hẹp lại. 

Savills cho biết giá đất tại khu vực phía Đông Hà Nội đã xuất hiện những dự án có giá lên đến 40 triệu đồng/m2 - 50 triệu đồng/ m2. Thậm chí, nhiều dữ liệu còn cho thấy xuất hiệnnhững căn hộ có giá đến 60 triệu đồng/m2 nhưng thị trường vẫn tiêu thụ và nhanh chóng rơi vào trạng thái hết hàng. 

Khu vực nào đang hút khách?

Trái ngược với xu hướng được săn đón tại ven đô thì trong khu vực nội thành lại chứng kiến sự ế ẩm từ các dự án. Nhiều căn hộ chủ đầu tư "rao" mỏi mắt mà không tìm được người mua, trong khi có những thời điểm để mua một căn hộ ven đô, khách hàng còn phải xếp hàng, bốc thăm ngay giữa bối cảnh thị trường căn hộ nội đô không hề thiếu nguồn cung.

Hiện tại, xu hướng thị trường đã xuất hiện những dự án đón đầu xu hướng này. Có thể nhắc tới một cái tên tiêu biểu là khu đô thị Ecopark. Khu đô thị này từng vượt qua hơn 2.000 chủ đầu tư, 10.000 dự án trên toàn thế giới giành “giải Oscar” của ngành bất động sản: Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới. Sau 10 năm xây dựng, Ecopark là khu đô thị xanh lớn nhất Việt Nam với diện tích cây xanh mặt nước hơn 100 ha, sở hữu hơn 1 triệu cây xanh với mật độ cây xanh/người kỷ lục: 120 cây xanh/người. 

Theo phản ánh của báo chí, dù thị trường đang chìm trong những tác động của đại dịch nhưng khu vực này vẫn chứng kiến sức mua vượt trội. Các căn hộ tại đây luôn trong trạng thái cháy hàng, có thời điểm hàng nghìn căn hộ bán chỉ trong vài tuần, khách hàng phải xếp gần 2 cây số, chờ qua đêm để mua nhà tại Ecopark.

Trong thời gian sắp tới, nhiều nhiều chuyên gia dự báo sức nóng từ Ecopark vẫn tiếp tục không giảm bởi nơi đây vừa xuất hiện dòng sản phẩm căn hộ trị liệu khoáng nóng tại gia The Landmark và và công nghệ detox vào từng căn hộ. 

Ngoài Ecopark thì trong thời điểm làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đã hình thành "làn sóng bỏ phố về quê" đẩy phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô cao giá hơn hẳn so với giai đoạn trước. 

Xu hướng sống ở ven đô sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hậu COVID ra sao? - ảnh 2

Ảnh minh họa về một số dự án BĐS tại ngoại thành. Nguồn: Vietnamnet

Làn sóng này phát triển suốt năm 2020, dù phần nào chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền “sốt” ở nhiều khu vực. Nhưng sang tháng 5, khi dịch bệnh tái bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn, xu hướng này nhanh chóng quay trở lại và thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư lẫn người cần mua nhà. 

Các khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên khu vực ven Hà Nội như tại Ba Vì, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây, Xuân Mai… vẫn được nhiều người quan tâm tìm kiếm thông tin để mua, giá tiếp tục tăng nhẹ 2 - 7% so với 1 - 2 tháng trước.

Các chuyên gia nhận định ra sao?

Trao đổi với báo chí, ông Matthew Powell, Giám Đốc Savills Hà Nội nhận định: “Bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của Covid khi có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao cũng như tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại. Hà Nội cũng không khác gì so với thế giới khi thị trường cũng đang có xu hướng mở rộng ra các vùng ven”.

Đồng quan điểm, trả lời với Nhịp sống kinh tế, TS. Trần Nguyễn Minh Hải cũng cho biết: "Bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của Covid khi có xu hướng rời xa các Thành phố với mật độ dân cư cao cũng như tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại. Hà Nội cũng không khác gì so với thế giới khi thị trường cũng đang có xu hướng mở rộng ra các vùng ven".

Từ những nhận định và thông số về giá cả có thể tạm kết luận rằng đại dịch không chỉ là một bước ngoặt bất ngờ khiến giá nhà đất tăng mạnh trên thế giới và Việt Nam mà dường như đã tác động mạnh vào tâm lý người dân khiến nhu cầu sở hữu nhà ngoại ô và sống ở vùng ven tăng lên đáng kể.

Nhiều chuyên gia đều có chung dự báo rằng xu hướng này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới khi con người quan tâm nhiều hơn đến không gian sống, yếu tố sức khỏe và những thói quen làm việc từ xa, trực tuyến đang ngày càng phổ biến. 

Vẫn nên thận trọng

Dù khu vực đất ven đô đang nóng sốt trong vài tháng gần đây nhưng khi đầu tư vào các khu vực này thì người mua nhà cũng cần hết sức lưu ý đến tính pháp lý của dự án. 

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ông Nguyễn Văn Đính, lưu ý nhà đầu tư thứ cấp nên xem xét kỹ tính pháp lý khi đầu tư đất nền ven đô, đặc biệt là đất nền do cá nhân tự đầu tư, không phải đất dự án đã được quy hoạch, tránh bị “trắng tay” khi đất bị thu hồi.

"Hiện nay có tình trạng dân san vườn, san ruộng, chia lô ra để bán, cái đấy đều vi phạm pháp luật, sau này rủi ro bị thu hồi, bị xử phạt rất là cao. Cho nên nhà đầu tư hạn chế không nên tham gia vào dòng sản phẩm không đảm bảo tính pháp lý, không phù hợp với các quy định của pháp luật thì rủi ro rất lớn".

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo bất động sản hiện cũng là kênh đầu tư đầy rủi ro thời đại dịch. Giá đất nhiều nơi tăng cao bất thường còn được cho là do giới đầu cơ và các sàn bất động sản gây ra. Trong số này có không ít nhà đầu tư đã từng mắc cạn trong thời kỳ trước, nay lợi dụng một số chiêu trò nhằm tạo sóng để bán tháo.

Thậm chí có tình trạng một số sàn bất động sản bắt tay nhau đẩy giá đất lên cao để "làm giá".

Đặc biệt, lợi dụng thông tin công bố quy hoạch đô thị hay thông tin 5 huyện ngoại thành sắp lên quận đã khiến cho đất tại hiều khu vực này nhanh chóng bị đẩy giá lên cao từ gấp rưỡi cho tới gấp đôi so với giai đoạn trước, thậm chí mức giá ngang với một số nơi thuộc quận nội thành. Nếu giá đất tăng phải đi kèm với phát triển hạ tầng, nhưng tại đây hầu như ít có sự thay đổi về hạ tầng lẫn các dịch vụ tiện ích.


Duy Anh

Xem thêm: Bài 12: Chuyên gia lượng hóa chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngân hàng

ĐỌC NHIỀU