
Xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng trưởng kỷ lục trong tháng 10
Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sau 10 tháng tăng kỷ lục đạt 18,72 tỷ USD, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.
Theo cơ quan thống kê, mặc dù dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng hoạt động xuất/nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, trong đó điểm sáng là đóng góp của khu vực kinh tế trong nước.
Cán cân thương mại xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD.
Tính riêng trong tháng 10/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 229,27 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD). Điện thoại và linh kiện là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 42 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước như: rau quả giảm 12,5%; hạt điều giảm 3,4%; cà phê giảm 0,7%; cao su giảm 4,2%...

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 123,8 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 81,8 tỷ USD, tăng 1,5% và chiếm 35,7%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1,5% và chiếm 7,3%. Nhóm hàng thủy sản đạt 6,9 tỷ USD, giảm 2,5% và chiếm 3%.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng với kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 37,6 tỷ USD, tăng 14%. Thị trường EU đạt 28,9 tỷ USD, giảm 3%. Thị trường ASEAN đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,6%. Hàn Quốc đạt 16,3 tỷ USD, giảm 2,6%. Nhật Bản đạt 15,6 tỷ USD, giảm 7%.
Tháng 10/2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 24,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 210,55 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2020 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 10 tháng, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 194,93 tỷ USD, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 92,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 15,62 tỷ USD, tăng 6,5% và chiếm 7,4%.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 65,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 37,4 tỷ USD, giảm 5,3%; thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5%; Nhật Bản đạt 16,5 tỷ USD, tăng 2,5%; thị trường EU đạt 11,8 tỷ USD, tăng 4,2%; Hoa Kỳ đạt 11,6 tỷ USD, giảm 2,4%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9/2020 xuất siêu 3 tỷ USD; 9 tháng xuất siêu 16,52 tỷ USD; tháng Mười ước tính xuất siêu 2,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục 18,72 tỷ USD.
Có thể thấy, câu chuyện nổi cộm đáng chú ý nhất trong XK hàng hóa từ đầu năm đến nay là việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8. Qua 2 tháng EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 20.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 đi 28 nước EU. Kim ngạch hàng hóa cấp C/O trong tháng 8/2020 là 310 triệu USD và trong tháng 9/2020 là 519 triệu USD. Kim ngạch tăng lên, thể hiện DN đã nắm bắt được quy định để vận dụng ưu đãi.
Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản… Trong số đó, mặt hàng tận dụng tốt nhất là giày dép, thủy sản…
Xuất siêu cả năm khoảng 7 tỷ USD
Theo Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát kỹ từng lĩnh vực, ngành hàng để cập nhật lại kịch bản điều hành, xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và XK cho những tháng cuối năm. Qua đánh giá cho thấy khả năng có thể đạt được ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thương mại nội địa cả năm 2020 đều tích cực hơn so với đánh giá hồi tháng 7/2020. Căn cứ bối cảnh tình hình hiện nay, dự kiến XK hàng hóa của Việt Nam cả năm 2020 sẽ có thể đạt mức tăng từ 3-4%.

Về kết quả xuất/nhập khẩu (XNK) cả năm nay, trong báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn đưa ra những con số chi tiết hơn. Ước cả năm, tổng kim ngạch XNK đạt khoảng 527 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019.
Trong đó, kim ngạch XK hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD, tăng khoảng 1% so với năm 2019; kim ngạch NK hàng hóa đạt khoảng 260 tỷ USD, tăng khoảng 2,6% so với năm 2019; thặng dư thương mại hàng hóa khoảng 7 tỷ USD.
Tỷ trọng XK của DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch XK, giảm so với năm 2019 (khoảng 67,8%); XK của DN trong nước cả năm ước tăng 9,87% so với năm 2019.
Trong những tháng cuối năm, để tiếp tục thúc đẩy XK, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong khai thác, tiếp cận các thị trường trọng điểm, duy trì và mở rộng, không để giảm thị phần, mất thị trường XK, nhất là đối với các mặt hàng XK chủ lực; tập trung rà soát thủ tục hành chính về XNK nhằm thúc đẩy XK, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các DN.
Nguyễn Dung(t/h)
Tin liên quan

Hàng trăm cây đào rừng Sơn La có tem xuất xứ được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết
Hàng trăm cành đào từ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đã được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết Tân Sửu. Tất cả các cành đào đều dán tem 'Đào Vân Hồ' để minh chứng là đào trồng.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Trung Quốc tạm đình chỉ công ty xuất khẩu tôm lớn thứ 4 Ecuador

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ở miền Đông và Tây Nam Bộ trong năm 2021

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2021

Trung Quốc vượt Mỹ để thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới trong năm đại dịch COVID-19

Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim của Việt Nam

238 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Tin nổi bật

Theo ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết, những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không khí lạnh suy yếu sớm nên thời tiết cả nước ấm áp. Ít có khả năng xảy ra dông, lốc, mưa đá như Tết Canh Tý 2020.
-
Apple được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu kỷ lục 110 tỷ USD trong quý IV/2020 nhờ iPhone 12
-
Người đàn ông Đà Nẵng nhận về 281 tỷ từ Google, đóng thuế hơn 25 tỷ đồng
-
Hàng loạt công ty tăng doanh thu sau khi nói không với quảng cáo Facebook
-
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ở miền Đông và Tây Nam Bộ trong năm 2021
Đọc thêm
-
'Thể hiện tầm nhìn, gắn kết trong lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc'
Sự kiện-Vấn đề - 12 giờ trước5 năm qua, cùng với việc lãnh đạo đồng bộ, toàn diện đất nước, Đảng ta, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. -
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, cao nhất 10 tháng trở lại đây từ chiều nay 26/1
Tiêu dùng - 12 giờ trướcGiá xăng dầu chính thức tăng mạnh nhất trong 10 tháng trở lại đây từ chiều 26/1, đây là kỳ tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng tổng cộng xăng E5 RON 92 là 2.424 đồng/lít, xăng RON 95 là 2.569 đồng/lít. -
Indonesia bắt giữ tàu mang cờ Iran và Panama vì nghi vận chuyển dầu bất hợp pháp
Quốc tế - 13 giờ trướcCác tàu mang cờ Iran và Panama bị chính quyền Indonesia bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển dầu bất hợp pháp. Các tàu này được yêu cầu cập cảng đảo Batam (tỉnh Riau) để phục vụ cho quá trình điều tra. -
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động
Sự kiện-Vấn đề - 13 giờ trướcTrong những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021 đã diễn ra nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động… -
Apple lại bị kiện vì làm chậm iPhone cũ
Công nghệ - 13 giờ trướcMột cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Châu Âu đã đệ đơn kiện chống lại Apple và yêu cầu tập đoàn này phải bồi thường vì cáo buộc cố tình làm chậm iPhone cũ và khiến người dùng phải mua iPhone mới.
-
Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ nâng sở hữu lên hơn 44% vốn ở TCH, trở thành cổ đông lớn nhất
Nhận định & Đầu tư - 13 giờ trướcSau giao dịch, Chủ tịch TCH đã tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 156,6 triệu cổ phiếu, tương đương 44,32% vốn. Ông Đỗ Hữu Hạ trở thành cổ đông lớn nhất của TCH. -
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27% trong năm 2020
Ngân hàng - 13 giờ trướcTrong năm 2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%. -
Startup Việt làm gì để gỡ khó khi tiếp cận các quỹ đầu tư?
Sự kiện-Vấn đề - 4 ngày trướcNhiều startup Việt hiện chưa biết cách tiếp cận các quỹ đầu tư hoặc yếu về kỹ năng đàm phán nên quá trình gọi vốn vẫn gặp khó khăn… -
Nhập khẩu khởi sắc, xuất siêu đạt kỷ lục mới
Sự kiện-Vấn đề - 5 ngày trướcTheo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 26,05 tỷ USD, tạo sự khởi đầu rất ấn tượng trong những ngày đầu năm mới. -
Ngành công nghiệp ôtô với nỗi lo khan hiếm chip công nghệ
Chuyển động - 15 giờ trướcTheo Bloomberg, sau lần đầu tiên “quét sạch” nhu cầu ô tô bởi đại dịch COVID-19 tiếp tục cản trở nguồn cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất ô tô khi tình trạng thiếu chip bán dẫn lan rộng ra toàn cầu.