Yếu tố văn hóa trong truyền thống phòng chống COVID-19

07:30 | 26/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong khi tỉ lệ lây nhiễm và tử vong do chủng virus mới COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm ở nhiều nước, thì Việt Nam lại được coi là một trong những quốc gia có số ca mắc và tử vong thấp nhất thế giới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố chính để giải thích sự thành công này của Việt Nam như: Chúng ta có cả một hệ thống y tế công cộng phát triển tốt, hay sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc truy vết, khoanh vùng để dập dịch. Tuy nhiên yếu tố văn hóa cũng góp phần không nhỏ vào thành công này và cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào được thực hiện để tìm hiểu về ảnh hưởng của nó đến các đến phản ứng của Chính phủ và người dân Việt Nam trong quá trình ngăn chặn Coronavirus.

Mới đây, vào cuối tháng 11/2020, Chuyên gia Lê Ngọc Sơn - Chủ tịch sáng lập và điều hành Mạng lưới Chuyên gia Đức về Xử lý Khủng hoảng (BCS - Berlin Crisis Solutions - www.bcs-experts.com) đã trình bày nghiên cứu của mình tại Hội thảo Quốc tế trực tuyến về chủ đề: “Y tế, Nhập cư, và Các vấn đề chuyển đổi ở châu Á” do Đại học Ateneo de Manila, Philippines tổ chức.

Yếu tố văn hóa trong truyền thống phòng chống COVID-19 - ảnh 1

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về việc phòng chống và hạn chế tối đa tác hại do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tại hội thảo, chuyên gia Lê Ngọc Sơn đã trình bày nghiên cứu “Các yếu tố văn hóa trong Truyền thông về Khủng hoảng Y tế Công cộng: Một nghiên cứu về tác động của các định thức văn hóa trong đại dịch COVID-19 ở Việt Nam”. Đây là nghiên cứu được đặc biệt chú ý tại hội thảo quốc tế, bởi Việt Nam là một trong những nước đã có những thành công bước đầu trong việc kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19, và bài học từ Việt Nam luôn là một sự tò mò đối với cộng đồng quốc tế.

Nghiên cứu thú vị này đã chỉ ra năm yếu tố văn hóa then chốt được cho là có ảnh hưởng lớn đến cách Việt Nam ứng phó với đại dịch COVID-19, bao gồm: (1) Sự khác biệt trong nhận thức về khủng hoảng; (2) Kinh nghiệm trước đây trong việc quản lý khủng hoảng; (3) Hiểu về Trung Quốc; (4) Văn hóa đeo khẩu trang; (5) Văn hóa tập thể biệt trội và (6) Tạo ra và phổ biến các thông điệp về sức khỏe phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Giáo sư Martin Löffelholz, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Truyền thông, Đại học Tổng hợp Công nghệ Ilmenau, CHLB Đức đánh giá cao nghiên cứu này. Theo ông, các bài học từ thành công của Việt Nam trong việc tận dụng các đặc điểm văn hóa của mình đáng được các quốc gia khác xem xét chi tiết để áp dụng nhằm ứng phó với đại dịch. Dù quá muộn để các nước phương Tây học tập bài học từ Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh đang bước vào giai đoạn phức tạp hơn; tuy nhiên, những kinh nghiệm này cũng có thể rất hữu ích để giảm sự lây lan của virus và khuyến khích mọi người tuân thủ hơn các quy định trong thời gian dịch bệnh.


Hà An

ĐỌC NHIỀU