5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành

19:32 | 12/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tử Cấm Thành vốn chứa đựng trong nó rất nhiều điều kỳ bí mà trong đó còn lưu giữ nhiều huyền thoại, bí mật và các sự thật thú vị ít người biết tới.

Tử Cấm Thành hay Cố Cung theo cách gọi ngày nay, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước kia. Đây là nơi ở của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Có thể nói, tòa thành này là biểu tượng về quyền lực của Hoàng đế và các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Tử Cấm Thành nằm trên tổng diện tích 720,000 m2, gồm 800 cung và 9999 phòng. Công trình xây dựng trong suốt 14 năm liền, từ 1406 đến 1420. Tử Cấm Thành là nơi ở của 14 Hoàng đế nhà Minh, 10 Hoàng đế nhà Thanh. Nơi này bị bỏ trống vào năm 1912 khi vua Phổ Nghi – vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc thoái vị.

Trong suốt 600 năm lịch sử, Cố Cung đã mang theo nhiều thăng trầm và những bí mật phong phú trường tồn với thời gian.

Được thiết kế từ một người Việt Nam

Quần thể kiến trúc hùng vĩ và tráng lệ mà mỗi người dân Trung Quốc đều tự hào xem là công trình kỳ diệu bậc nhất thế giới này thực chất là một chế tác kiến trúc có sự đóng góp vô cùng quan trọng từ một thái giám người Việt danh xưng Nguyễn An. Như chúng ta đã biết, vào thời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược Đại Việt và bắt giữ nhiều thanh niên nước ta về Trung Quốc. Chính vào thời điểm đó, Nguyễn An (1381 - 1453) bị bắt làm thái giám để phục vụ cho hoàng cung nhà Minh lúc bấy giờ.

5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành - ảnh 1

Tử Cấm Thành được thiết kế bởi một người Việt Nam tên là Nguyễn An bị bắt phục vụ cho Hoàng Đế nhà Minh tên

Đến khi Minh Thành Tổ - Chu Đệ quyết định khởi công xây dựng một công trình vĩ đại sánh ngang với Trời Đất thì chính thái giám Nguyễn An đã được hoàng đế giao cho nhiệm vụ trọng yếu, đó là "tổng đốc công" cho toàn bộ công trình Tử Cấm Thành. Theo nhiều sử sách ghi lại, Nguyễn An là một kiến trúc sư tài hoa kiệt xuất và chính ông là người đã vẽ bản thiết kế cho công trình kỳ vĩ này. Chính vì thế, mỹ danh của ông vẫn còn lưu truyền đến tận nay cùng với sự tồn tại uy nghi của Tử Cấm Thành suốt bao biến đổi thời gian và lịch sử.

Trong Tử Cấm Thành có tới 1,8 triệu bộ sưu tập

Có hơn 1,8 triệu di tích văn hóa trong Tử Cấm Thành, mỗi năm chỉ có hơn 10.000 di tích được trưng bày, đồng nghĩa chỉ khoảng 2% trong số đó được "đưa ra ánh sáng", từ đây có thể tưởng tượng ra cuộc sống xa hoa mà Hoàng đế cổ đại từng sống đồ sộ đến mức nào.

5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành - ảnh 2

Nơi đây có 231 loại bảo vật, mỗi loại đều có số lượng khổng lồ, chẳng hạn như 53.000 bức tranh và 75.000 bức thư pháp. Trong số đó, bản đồ Thanh Minh Thượng Hà Đồ nổi tiếng thế giới là nổi bật hơn cả, nó được coi là một trong những "báu vật" và linh hồn của Cố Cung.

Đây là tác phẩm duy nhất còn sót lại của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào đời nhà Tống, có chiều dài 528,7cm và chiều rộng 25,2cm ở dạng một bức tranh cuộn dài, đồng thời được sử dụng phương pháp bố cục phối cảnh phân tán để ghi lại một cách sinh động diện mạo đô thị vào thế kỷ 12 cũng như điều kiện sống của người dân các tầng lớp khác nhau.

Được xây dựng từ những khối đá hàng trăm tấn

Tử Cấm Thành nằm tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Được bắt đầu xây dựng vào năm 1406, phải tới 14 năm sau nó mới được hoàn thành. Từ năm 1420 tới năm 1911, đây là trung tâm quyền lực của các triều đình Trung Quốc.

5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành - ảnh 3

Tử Cấm Thành được xây dựng ròng rã trong hơn 14 năm, Tử Cẩm Thành là công trình xa hoa đẫm mồ hôi và công sức của vô số người dân lúc bấy giờ. Họ đã vận dụng những bánh xe có nan để vận chuyển những khối đá khổng lồ nặng từ 200 - 300 tấn dài 9,5 m từ mỏ đá xa 70 km về thành Bắc Kinh. Mỗi khối đá như thế cần 50 người đàn ông khỏe mạnh để vận chuyển liên tục trong 28 ngày. Chính công sức và tiền bạc của bá tánh đã làm nên một quần thể vĩ đại như thế chỉ vì mục đích cung phụng 24 đời hoàng đế Trung Quốc.

Cung điện lớn nhất thế giới

Tử Cấm Thành là cung điện lớn nhất trên thế giới, sự tồn tại của nó được coi là một kiệt tác kiến ​​trúc được hoàn thành vào năm 1420 sau CN, cách đây hơn 600 năm. Để xây dựng được kiến trúc đồ sộ này đã phải huy động 230.000 nghệ nhân, hàng triệu công nhân và binh lính nhập cư.

5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành - ảnh 4

Với tổng diện tích 720.000 m2 chứa 9.999 căn phòng lớn nhỏ, mỗi chi tiết từ lớn đến nhỏ của Tử Cấm Thành đều lấp lánh và xa xỉ bởi những vật liệu quý hiếm như: đá quý, ngói men ngọc, gỗ quý

Xưa kia, Hoàng đế tự xưng là "Thiên Tử" (con trời). Các sách cổ thường gọi cung của Thiên đế trên trời là Tử Cung, trong đó chữ "tử" (màu tím) đồng âm khác nghĩa với "con trời" cũng là "tử". Nơi ở của Hoàng đế thì dân thường bị "cấm" không được vào, vậy nên nơi ở của Hoàng đế được gọi là Tử Cấm Thành. Theo truyền thuyết, trong Tử Cấm Thành có 9999,5 gian phòng, bởi vì người xưa cho rằng chỉ có Hoàng đế mới xứng với con số 10.000 và khống chế được vạn vật, do đó mới bị thiếu một nửa gian phòng.

Có nét giống với kiến trúc của Đại Việt ngày xưa

Ta có thể lý giải điều này vì chính thái giám Nguyễn An - người vẽ ra bản thiết kế cho Tử Cấm Thành là một người Việt thì không có gì lạ khi công trình này ẩn chứa những dấu ấn của phong cách kiến trúc Đại Việt. Theo nghiên cứu của GS. Trần Ngọc Thêm thì có hai đặc điểm chính của Tử Cấm Thành khá giống với kiến trúc Việt Nam thời xưa. Thứ nhất, hình dạng Tử Cấm Thành là hình chữ nhật (trong khi các cố đô khác có hình vuông là chủ yếu).

5 sự thật không phải ai cũng biết của Tử Cấm Thành - ảnh 5

Thứ hai, giống như thành Cổ Loa thời An Dương Vương, Tử Cấm Thành được bảo vệ bởi ba lớp thành (còn các công trình khác tại Trung Quốc trước đó thường chỉ có 1 hay 2 lớp thành). Điểm đặc trưng riêng của Tử Cấm Thành là sự sắp xếp cố ý theo những ý nghĩa nhất định về phong thủy ở mỗi chi tiết nhỏ nhất.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng những điều bí mật ẩn chưa bên trong Tử cấm Thành vẫn là một dấu hỏi rất lớn cho các nhà lịch sử, bởi nơi đây là biểu tượng quyền lực tối cao nhất của triều đại phong kiến Trung Hoa và cũng là một di tích lịch sử bằng gỗ lâu đời nhất thế giới. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử Trung Quốc.

Xem thêm: Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Loại gỗ thần kỳ xây dựng cả trăm năm vẫn không hề mục nát

Phong Trần