Bất chấp dịch COVID-19, tăng trưởng GDP 6 tháng vẫn rất khả quan
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm trong phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua. Các số liệu cho thấy công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Về vĩ mô, báo cáo của MPI cho biết thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, tín dụng phục hồi, mặt bằng lãi suất cho vay giảm và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng được bảo đảm.
Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đạt 49,7% dự toán, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng cao, 5 tháng ước tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ như Chương trình chuyển đổi số quốc gia cho doanh nghiệp Việt Nam với hơn 4.000 doanh nghiệp tiếp cận, thu hút hơn 60 doanh nghiệp, chuyên gia đăng ký đồng hành; thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên tích cực.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã đưa ra những dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện một số chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2021.
Trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 43% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ đạt 34,85%).
Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng 3% và khoảng 7,8%. Sản lượng sản phẩm các ngành dệt may, gia dày, ô tô có mức tăng tốt. Nhưng sản lượng các sản phẩm điện tử dự báo chỉ đạt mức tăng thấp hoặc giảm.
Tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự báo tăng khoảng 7,1%. Khu vực dịch vụ dự báo tăng trưởng khoảng 5%.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới dự báo tiếp tục xu hướng tăng thấp (khoảng 1,6%) nhưng số vốn đăng ký mới dự báo xu hướng tăng cao (khoảng 34,8%); xu hướng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức khá cao.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản là 7,11% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.
Dự báo GDP 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng tốt
Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 được xác định là đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại...
Dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức, khả năng lạm phát gia tăng, năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động của doanh nghiệp dự báo còn khó khăn.
Bộ trưởng Dũng đề nghị Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình để đưa ra quyết sách kịp thời, chính xác, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, kiên định thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và
Trong tháng 5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả; từng bộ, cơ quan, địa phương phải tập trung rà soát kỹ, giảm mạnh số lượng dự án, nhất là các dự án khởi công mới; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin-cho” và chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện và khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng.
Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công tư.
Theo Tổng cục thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% (cùng kỳ năm trước tăng 3,2%), đóng góp 10,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3% (cùng kỳ năm trước tăng 2,1%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 2,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,7%), làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Cũng trong 5 tháng đầu năm 2021 CPI bình quân tăng 1,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2020; CPI tháng 5/2021 tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% (cùng kỳ năm trước tăng 3,2%), đóng góp 10,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3% (cùng kỳ năm trước tăng 2,1%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 2,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,7%), làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Cũng trong 5 tháng đầu năm 2021 CPI bình quân tăng 1,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2020; CPI tháng 5/2021 tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đăng Khôi