Bí quyết thành công của thương hiệu thời trang H&M

07:48 | 10/07/2018 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Được thành lập vào năm 1947, nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển H&M Hennes & Mauritz AB (STO: HM-B), thường được gọi là H&M, đã phát triển thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành thời trang.

Theo báo cáo của Bloomberg, H&M có khoảng 4000 cửa hàng trên toàn thế giới và có kế hoạch cho 7000-8000 cửa hàng cộng thêm trong tương lai. H&M đang nhanh chóng tiệm cận với sự phổ biến mà đối thủ lớn nhất là Inditex (BME: ITX), nhà điều hành của thương hiệu Zara, hiện đang sở hữu.

Thời trang nhanh

Bí quyết đối với sự thành công của H&M, Inditex và Forever 21 có thể là do mô hình “thời trang nhanh” do họ đề ra. Theo Forbes, thời trang nhanh là ý tưởng di chuyển khối lượng lớn hàng hóa từ bản thiết kế đến cửa hàng trong thời gian ngắn nhất có thể. Các nhà bán lẻ liên tục tái cung cấp sản phẩm với các xu hướng thời trang mới nhất đến với khách hàng để đạt được mục tiêu đề ra.

Bí quyết thành công của thương hiệu thời trang H&M - ảnh 1
H&M thành công nhờ mô hình thời trang nhanh

Mô hình của H&M cũng đòi hỏi một đội ngũ tiếp thị vững chắc có thể nhanh chóng xác định thị hiếu khách hàng và thực hiện những thay đổi cần thiết trong sản phẩm mà họ cung cấp. Tất nhiên, điều cốt lõi của thời trang nhanh là giá thấp và thời trang nhanh cũng được dán nhãn “chic chic” giá rẻ vì cả H&M và Zara đều nổi tiếng về chất lượng “dùng một lần” và dễ sản xuất.  

Sự khác biệt trong thời trang nhanh của H&M

Trong ngành thời trang, không chỉ riêng H&M đi theo mô hình thời trang nhanh. Tuy nhiên, H&M lại có một hướng đi hoàn toàn khác biệt. Không giống như Zara, H&M không trực tiếp sản xuất sản phẩm của mình tại công ty mà sử dụng hơn 900 nhà cung cấp độc lập trên toàn thế giới, chủ yếu là ở châu Âu và châu Á. Những nhà cung cấp này được giám sát bởi 30 văn phòng giám sát vị trí chiến lược.

Bí quyết thành công của thương hiệu thời trang H&M - ảnh 2

Hơn nữa, để khuyến khích sự công bằng, H&M đã đưa ra một chương trình thí điểm cho các nhà máy ở Bangladesh và Campuchia vào năm 2013. Trong chương trình này, H&M sẽ mua 100% sản lượng của nhà máy trong khoảng thời gian 5 năm. H&M hy vọng rằng khi trở thành khách hàng duy nhất của nhà máy sẽ tạo nên sự an toàn trong việc cung cấp sản phẩm.

Chỉ có 80% tổng số hàng hóa của H&M được lưu trữ quanh năm, phần còn lại được thiết kế và đưa ra thị trường một cách nhanh chóng và tùy thuộc vào xu hướng hiện hành.

Để đảm bảo việc giao hàng diễn ra nhanh chóng và kịp thời, H&M đã dựa vào mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại để kết nối giữa văn phòng chính và các văn phòng vệ tinh ở mọi nơi trên Trái đất.

Dù H&M có tham vọng cao và đang ngày càng mở rộng chuỗi cửa hàng ra toàn thế giới nhưng giá cổ phiếu của công ty này hiện đang giảm so với mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận trong tháng 2/2015.

Trong các nghiên cứu do Deutsche Bank công bố (tháng 4/2016) và Morgan Stanley (tháng 3/2016), các công ty này ghi nhận sự giảm giá của H&M. Tăng trưởng doanh số bán hàng của thương hiệu này hầu như không vượt trội so với GDP thực tế của các nước mà nó có mặt. Áp lực chi phí ngày càng tăng nhưng lợi nhuận giảm và hỗn hợp sản phẩm không đồng nhất của công ty chủ yếu dựa vào thương hiệu cốt lõi là H&M khiến tình hình kinh doanh gặp khó khăn.

Bí quyết thành công của thương hiệu thời trang H&M - ảnh 3

Hơn nữa, Morgan Stanley cảnh báo về sự sụt giảm lợi nhuận khi công ty đã đạt tới mức độ “trưởng thành”, và tăng trưởng bắt đầu suy giảm. Công ty này lưu ý rằng mật độ lợi nhuận của H&M (lợi nhuận trên mét vuông) đã liên tục giảm kể từ năm 2007, một phần do H&M mở rộng hoạt động sang các thị trường kém phát triển.

Như vậy, kể từ khi thành lập vào năm 1947, H&M đã phát triển thành một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn nhất trên thế giới. Bí quyết để đi đến thành công của nhà bán lẻ Thụy Điển là do ứng dụng mô hình “thời trang nhanh”, dựa vào việc tận dụng các xu hướng thời trang khi chúng mới xuất hiện và đưa sản phẩm ra cửa hàng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, mặc dù mức độ mở rộng cửa hàng đều đặn và phù hợp nhưng H&M vẫn đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm vào giai đoạn công ty đã thực sự trưởng thành.

My Anh (Nguồn: Investopedia)