Bộ GD&ĐT: Chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1 do nhu cầu học hai thứ tiếng này ngày càng tăng

20:49 | 04/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bộ GD&ĐT cho biết, kết thúc 10 năm học, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ngày 4/3, sau thông tin thí điểm dạy tiếng Hàn và Đức hệ 10 năm được chia sẻ rộng rãi, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Theo đó, môn tiếng Hàn, tiếng Đức sẽ được thí điểm là Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT. Việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua.

Trước đó, ngày 9/2/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
 
Bộ GD&ĐT lý giải việc chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1
Chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1 do nhu cầu học hai thứ tiếng này ngày càng tăng 

Theo chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hôm 9/2, hai môn học này sẽ được dạy từ lớp 3 đến lớp 12 với tổng thời lượng chương trình mỗi môn là 1.155 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Kết thúc 10 năm học, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc, gồm tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật; ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Đức, Hàn).

Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn, Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các trường phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1 để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.
 
"Từ nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu", Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích. Đây cũng là nội dung thỏa thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc và Đức về việc dạy tiếng Hàn, Đức ở trường phổ thông Việt Nam.
 
Không đề cập thời gian thí điểm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay việc này sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, quyền lợi cho người học.
 
Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ đánh giá tính hiệu quả, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Như vậy, nếu hai thứ tiếng này trở thành ngoại ngữ 1, học sinh có thể lựa chọn một trong 7 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Đức làm môn học bắt buộc ở trường phổ thông.

Hiện ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, với môn Ngoại ngữ, thí sinh được chọn đăng ký thi một trong sáu thứ tiếng gồm: Anh, Nga, Trung, Pháp, Nhật, Đức; tiếng Hàn chưa được đưa vào. Với kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội, thí sinh được chọn một trong năm thứ tiếng là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn.

Dù được đưa vào các kỳ thi, không nhiều trường phổ thông dạy ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh.
 
Bộ GD&ĐT lý giải việc chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1
Học sinh có thể lựa chọn một trong 7 thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Đức làm môn học bắt buộc ở trường phổ thông
 
Như ở Hà Nội, trừ các trường chuyên dạy chuyên nhiều ngoại ngữ, chỉ có trường THPT Chu Văn An, Kim Liên có lớp học tiếng Nhật, trường Việt Đức có lớp tiếng Nhật và Đức, trường Sơn Tây có lớp tiếng Pháp.

Từ các nhu cầu thực tế nói trên, đồng thời để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu.
 
Đây cũng là nội dung thoả thuận khung giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Cộng hoà Liên bang Đức về việc dạy tiếng Hàn, tiếng Đức ở trường phổ thông Việt Nam.
 
Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GDĐT.
 
Bộ GD&ĐT sẽ giám sát quá trình thực hiện này, để đảm bảo tính hiệu quả và quyền lợi cho người học. Sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học tiếng Hàn, tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.
 
Hải Yến