Báo VGP News thông tin cụ thể, kinh phí bổ sung cho các Bộ, cơ quan Trung ương là 17,49 tỷ đồng; kinh phí bổ sung có mục tiêu cho các địa phương là 715,832 tỷ đồng.
Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân bỏ lá phiếu.
Theo Bộ Tài chính, kinh phí phục vụ cho bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được sử dụng chi cho các nội dung sau: Chi xây dựng các văn bản hướng dẫn; các báo cáo, văn bản liên quan; chi in ấn
tài liệu, ấn phẩm phục vụ bầu cử; chi xây dựng, cập nhật, vận hành trang thông tin điện tử về công tác bầu cử của Hội đồng bầu cử quốc gia; chi trang thiết bị phục vụ Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia; chi bảo đảm an ninh, trật tự, thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động bầu cử; tổ chức các hội nghị; chi cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác bầu cử...
Theo báo Dân Việt liên quan đến công tác bầu cử, tại một diễn biến khác, kết thúc Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, tổng số người được phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cả Trung ương và địa phương) là 1.076 người; đạt tỷ lệ bình quân là 2,15 lần so với tổng số đại biểu dự kiến được bầu (tỷ lệ này của kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV là 2,04 lần; Quốc hội khóa XIII là 2,2 lần; Quốc hội khóa XII là 2,23 lần).
Tổng số người được Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là 7.656 người/trên tổng số đại biểu được bầu theo luật định là 3.715 đại biểu; đạt tỷ lệ bình quân là 2,06 lần trên số đại biểu được bầu (cuộc bầu cử năm 2016 là 1,66 lần; năm 2011 là 2,02 lần).
Nguyễn Triệu