Các ngân hàng nói gì về vấn đề chuyển đổi số trong ngành?

11:16 | 04/07/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo các chuyên gia, các ngân hàng đóng một vai trò trong việc chuyển đổi số quốc gia. Dự báo đến năm 2020, nước ta sẽ có một lượng khách hàng số có thể chi phối thị trường.

Hiện tại, ngoài những khó khăn liên quan tới kinh phí, hạn chế về công nghệ, nguồn lực về con người... thì theo các tổ chức tín dụng việc cần nhất lúc này chính là xây dựng một hành lang pháp lý. Qua đó mới dám hy vọng đạt được một số mục tiêu trong quyết định 810 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng. 

Cụ thể, trả lời VTV Phó Tổng giám đốc Vietinbank ông Trần Công Quỳnh Lân cho hay: "Về NHNN, chúng ta cần phải cho quy trình thực hiện tự động hoá việc cho vay, đặc biệt khoản vay cá nhân nhỏ lẻ thông qua big data. Thứ 2 là có quy trình cấp chữ ký điện tử cho người dân thông qua eKyc".

Do chưa thể kết nối trực tiếp tới cơ sở dữ liệu công dân do đó tất cả các ngân hàng thương mại khi phải tiến hành bước eKyc vẫn phải bố trí riêng nguồn lực để thiết lập bộ phận hậu kiểm để kiểm tra toàn bộ dữ liệu thu thập bằng điện tử.

Nên, để khắc phục vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng giám đốc ABbank đề nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư và nhanh chóng chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức tín dụng. Đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ quyền riêng tư người dùng. 

Các ngân hàng nói gì về vấn đề chuyển đổi số trong ngành? - ảnh 1

Chuyển đổi số - tương lai của ngành ngân hàng. Ảnh: Internet

Vấn đề quyền riêng tư, lộ hình ảnh cá nhân đã trở nên nhức nhối trong thời gian gần đây. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo người dân cần tránh đưa hình ảnh cá nhân của mình lên mạng để tránh bị lạm dụng. Bên cạnh đó, nếu đưa hình hình chụp giấy tờ tùy thân cá nhân có thể xảy ra rủi ro bị các đối tượng đánh cắp để đem đi lừa đảo tài chính, đặc biệt trong giới ngân hàng gần đây đã xuất hiện nhiều vụ việc. 

Cuối cùng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết: Cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, giúp đẩy mạnh số hóa, ứng dụng kỹ thuật số, tạo môi trường giao dịch thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp qua kênh số, phương thức điện tử.

Về lâu dài, các chuyên gia đều cho rằng để chuyển đổi số ngành ngân hàng thành công sẽ cần một quá trình dài hơi. Theo ông Nguyễn Đình Thắng,  Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) nhận định ngành ngân hàng sẽ phải trải qua 4 giai đoạn tùy thuộc kinh phí và chiến lược. 

Trong đó, 1.0 là giai đoạn ngân hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như internet banking, mobile banking.

Ngân hàng 2.0 là thời kỳ hợp kênh, đưa mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện cho người dùng sử dụng. Đây là giai đoạn sẽ có mức phân hóa giữa các ngân hàng.

Đến giai đoạn 3.0, người dùng có thể thực hiện tất cả dịch vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân hàng.

Giai đoạn 4.0, các ngân hàng tập trung vào trải nghiệm, cá nhân hóa người dùng. Mỗi ngân hàng sẽ chọn hướng phát triển ngân hàng số phù hợp với nhu cầu và đối tượng khách hàng hướng tới.

Hiện tại, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã bước tới 3 giai đoạn đầu, nhiều dữ liệu cho biết 94% ngân hàng thương mại Việt Nam đang dồn nguồn lực và vốn phục vụ cho quá trình này. 40% ngân hàng xác định chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5 - 10 năm tới. Cơ hội chuyển đổi số của ngành đang rộng mở và các ngân hàng cần phải nhanh chóng nắm bắt. 

H.S

Xem thêm: Cổ phiếu ngân hàng: Có mã tăng 145% sau 3 tháng, hàng tỷ đơn vị sẽ được phát hành