CEO Masan: Doanh nhân 8x `thế chân` tỷ phú ngành hàng tiêu dùng lãnh đạo doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD
CEO Masan là ai?
Ông Danny Le, CEO tập đoàn Masan, sinh ngày 13/07/1984, xuất sắc tốt nghiệp bằng Cử nhân Đại học Bowdoin, Mỹ. Trước khi gia nhập Masan, ông Danny Le từng là chuyên viên phân tích, bộ phận Ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanley trong giai đoạn 2006 - 2010.
Chân dung CEO Danny Le của Masan (Nguồn: VnExpress)
Trong khoảng thời gian này, ông Danny Le đã tham gia nhiều thương vụ M&A và các giao dịch trên thị trường vốn cho nhiều khách hàng trên toàn cầu. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm dồi dào tại các tập đoàn quốc tế lớn, ông Danny được đánh giá là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng của công ty cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A, tạo dựng nền tảng chiến lược phát triển chung của tập đoàn.
Ông cũng đồng thời được coi là "cánh tay đắc lực" của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - nhà sáng lập tập đoàn vốn hóa tỷ USD Masan.
Ông Danny Le và chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang
Sự nghiệp của CEO Masan
Ông Danny Le gia nhập Masan Group vào năm 2010 và hiện đang đảm nhiệm vị trí giám đốc chiến lược và phát triển của tập đoàn này. Ông là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng của Masan Group, cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A tạo dựng nền tảng chiến lược của tập đoàn.
Ngoài ra, ông còn là Phó Chủ tịch của Masan Nutri-Science, thành viên HĐQT của Masan Consumer Holdings và Masan Brewery, chủ tịch HĐQT của Masan Blue. Bên cạnh đó, ông từng đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Masan Nutri-Science.
Ông Danny Le tại một buổi kí kết với đối tác nước ngoài
Trước đó, Danny Le được xem là "kiến trúc sư trưởng" của các thương vụ M&A trọng điểm của Masan. Ông là người dẫn dắt việc sáp nhập Masan Nutri-Science vào Masan và có vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng 3F (Feed-Farm-Food) tại Masan Nutri-Science và là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi Masan Consumer từ một công ty thuần thực phẩm thành một công ty thực phẩm và đồ uống đa dạng và dẫn đầu thị trường.
Không dừng lại ở đó, vị CEO 8x còn là người kiến tạo các mối quan hệ chiến lược giữa Masan Group với các đối tác như thương vụ Singha đầu tư 1,1 tỉ USD vào Masan Consumer Holdings và Masan Brewery; Quỹ KKR đầu tư 150 triệu USD vào Masan Nutri-Science, 100 triệu USD vào Masan Group và thương vụ đầu tư và thoái vốn thành công trị giá 359 triệu USD của KKR vào Masan Consumer.
Masan thẳng đường tiến lên dưới sự lãnh đạo của vị CEO 8x
Mới đây, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã công bố báo cáo tài chính quý 3 năm 2020, ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng đầu năm 2020 ở mức 55,618 tỷ đồng, tăng 111% so cùng kỳ.
Báo cáo tài chính mới nhất của Masan
Trong quý 3/2020, doanh thu thuần của MSN tăng 32% so cùng kỳ lên 6,084 tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng trên tất cả các ngành hàng của Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH). Theo MSN, xu hướng tiêu dùng đang có sự thay đổi do ảnh hưởng của dịch Covid, thay vì ăn tại hàng quán, người tiêu dùng có xu hướng ăn tại nhà, thể hiện qua tăng trưởng đáng kể của các loại thực phẩm tiện lợi và thịt chế biến.
Đà tăng trưởng được thúc đẩy nhờ ra mắt các phát kiến mới trong 9 tháng đầu năm 2020 ở nhiều ngành hàng (giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh, hạt nêm, sản phẩm nước tăng lực mới - Compact & Hổ Vằn). Các phát kiến và ngành hàng mới đóng góp đến 55% tăng trưởng doanh thu trong quý 3/2020.
Ông Danny Le đang lãnh đạo Masan hướng tới những thành tựu nổi bật
Danh mục cao cấp và giá trị gia tăng tiếp tục đạt kết quả khả quan khi các sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng chiếm đến 58% doanh thu của danh mục thực phẩm tiện lợi trong quý 3/2020. Các thương hiệu nước mắm cao cấp chiếm 11% tổng doanh thu của danh mục nước mắm.
Bên cạnh đó, doanh số bán hàng từ thương mại hiện đại (MT) trong quý 3/2020 ghi nhận tăng 50% so cùng kỳ. “Tham vọng của Masan là mở rộng thêm nhiều phân khúc sản phẩm khác nhau”, ông Danny Le chia sẻ. Theo Tổng giám đốc Masan, hướng đi hiện nay là trở thành nền tảng mà người tiêu dùng làm trọng tâm, đáp ứng “3 vòng tròn” nhu cầu theo kế hoạch của Masan, bao gồm các nhu cầu thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, xã hội và truyền thông.
"Lá át bích" The CrownX của Masan
Thương vụ thu mua Vincommerce – đơn vị vận hành hai chuỗi Vinmart và Vinmart+ cũng khiến Masan có thời gian "chao đảo" khi phải "gồng mình gánh lỗ". Nhưng điều này không khiến CEO Danny Le và ban lãnh đạo Masan nao núng. Với "lá át bích" The CrownX giữ vai trò chủ chốt của Tập đoàn trong việc xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại., Masan không chỉ tham vọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi bán lẻ hiện đại trên toàn quốc và hỗ trợ cho hoạt động hiện tại của MCH, mà còn mong muốn hợp lực với các nhà sản xuất trong nước tạo nên nhãn hàng độc đáo riêng biệt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh so với nhà bán lẻ khác.
Thanh Thùy (T/h)
Xem thêm: CEO Thegioididong: Lãnh đạo 8x `chèo lái` công ty tỷ đô không hề nao núng nhờ sự thấu hiểu, tận tâm