Chân dung hai ái nữ nhà chủ tịch `Dr Thanh` thừa kế tập đoàn tỷ đô Tân Hiệp Phát

16:53 | 12/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Gia đình Tân Hiệp Phát (Tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt Nam) của chủ tịch Trần Quí Thanh nổi tiếng có hai ái nữ tài ba thừa kế gia sản nghìn tỷ.

Hai ái nữ nhà Dr Thanh là ai?

 

Gia đình chủ tịch Trần Quí Thanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát có hai người con gái, con cả là Trần Uyên Phương sinh năm 1981 và con thứ là Trần Ngọc Bích sinh năm 1984. Cả hai con gái của ông Thanh đều là những nữ doanh nhân kiểu 4.0, học hành bài bản ở nước ngoài, tư duy cởi mở, đầu tư cho nhận diện thương hiệu và truyền thông, chú trọng chia sẻ trách nhiệm xã hội.
 
Hai nữ doanh nhân thừa kế tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?
Chân dung hai doanh nhân Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương của Tân Hiệp Phát 
 
Với định hướng kế thừa sản nghiệp gia đình, sau khi tốt nghiệp ở Singapore, bà Uyên Phương nhận được công việc đầu tiên ở Tân Hiệp Phát là thư ký giám đốc marketing, rồi được thuyên chuyển làm nhân viên phiên dịch cho giám đốc dự án ERP. Hiện bà đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.
 
Bà Ngọc Bích tốt nghiệp ngành quản trị tài chính đại học Manchester – Anh Quốc. Bà hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tập Hiệp Phát đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Number One Hà Nam.
 

Hành trình thừa kế gia sản nghìn tỷ Tân Hiệp Phát

 

Cho đến thời điểm này, nếu xét trên giấy tờ, ông Thanh không có nhiều cổ phần ở Tân Hiệp Phát. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
 
Tân Hiệp Phát thuần hoạt động theo mô hình công ty gia đình với sở hữu 100% là các thành viên trong gia đình, tức cứ tiền mặt và đất đai là sở hữu của vợ con ông. Tập đoàn này cơ bản không huy động cổ phần từ bên ngoài, không niêm yết huy động vốn trên các sàn chứng khoán. Với sản phẩm kinh doanh chính là nước giải khát sản xuất tại 4 nhà máy lớn, xuất khẩu đi 20 nước, ước tính mỗi năm gia đình ông Thanh thu về gần tròn tỷ đô.
 
Hai nữ doanh nhân thừa kế tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?
Tân Hiệp Phát hoạt động theo mô hình công ty gia đình
 
 
Nếu như trước kia, trà thảo mộc Dr Thanh, C2, trà xanh 0 độ và Number One là những sản phẩm chính bán để thu tiền về của Tân Hiệp Phát, thì giờ đây danh mục sản phẩm được mở rộng. Hai con gái của ông Trần Quý Thanh tấn công vào thị trường theo xu hướng mới là đồ uống có lợi cho sức khỏe, thành công bắt "trend" trào lưu sống xanh mà thế giới đang theo đuổi.

Hiện tại, bà Trần Uyên Phương chủ yếu đảm nhận phát triển thị trường, đối ngoại, mở rộng xuất khẩu và bà Trần Ngọc Bích hoạt động tai mảng quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Lý do đằng sau sự sắp xếp này là bởi bà Trần Ngọc Bích am hiểu rất sâu về quản trị điều hành phụ trách xây dựng hệ thống kiểm soát, bộ khung hành chính cho doanh nghiệp. Còn bà Trần Uyên Phương lại thiên về mảng đối ngoại, quản trị rủi ro về truyền thông cho doanh nghiệp.
 
Hai nữ doanh nhân thừa kế tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?
Bà Trần Uyên Phương cùng chủ tịch Trần Quý Thanh tại nhà máy của Tân Hiệp Phát
 
Khác với người cha thường tập trung vào các chiến lược kinh doanh lớn, hai ái nữ nhà chủ tịch Thanh dành nhiều thời gian xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức. Từ đó, họ xoá bỏ dần những vấn đề thường xảy ra ở một công ty gia đình. Bà Trần Uyên Phương khẳng định, doanh nghiệp nhà Dr Thanh không tuyển dụng, bổ nhiệm dựa vào quan hệ. Ứng viên phải hiểu được mong muốn, vị trí mà họ hướng đến.
 

Những mảng kinh doanh ngoài luồng của hai nữ doanh nhân

 
Không chỉ dừng lại ở việc điều hành doanh nghiệp gia đình Tân Hiệp phát, bà Ngọc Bích còn được biết đến khi cùng mẹ (bà Phạm Thị Nụ) và người chị gái là bà Trần Uyên Phương góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp với vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và quyền sử dụng đất.
 
Tân Hiệp Phát vốn là một Tập đoàn trong lĩnh vực nước giải khát, tuy nhiên khoảng vài năm trở lại đây gia đình của doanh nhân Trần Quí Thanh bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản và liên tiếp sở hữu nhiều khu đất có vị trí tuyệt đẹp.
 
Hai nữ doanh nhân thừa kế tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?
Gia đình Tân Hiệp Phát đầu tư mạnh vào mảng bất động sản từ năm 2018

Ái nữ của ông Thanh, bà Trần Uyên Phương, trở thành gương mặt nổi bật và tích cực nhất của Tân Hiệp Phát trong việc khai phá lĩnh vực nhà đất. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công ty bất động sản liên tục được Tân Hiệp Phát thành lập như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh; CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng; Công ty TNHH Number One Quang Vinh; Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC; Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Quang Vinh.

Không chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, hồi tháng 2 năm 2020 vừa qua, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc đồng thời cũng là người kế nghiệp tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã mua gần 6,76 triệu cổ phiếu YEG, qua đó sở hữu 21,61% vốn của CTCP Tập đoàn Yeah1. Đây là bước tiến đáng kể của bà Phương trong hành trình "lấn sân" snag lĩnh vực truyền thông.

Bà Uyên Phương cho biết đây là các giao dịch mua đầu tư cá nhân. Phần lớn số cổ phần mua được trong đợt này được ái nữ nhà Tân Hiệp Phát mua lại từ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và Tổng giám đốc Đào Phúc Trí (6,05 triệu cổ phiếu).

Hai nữ doanh nhân thừa kế tập đoàn Tân Hiệp Phát là ai?

Tân Hiệp Phát bắt tay cùng tập đoàn truyền thông Yeah1

Bên cạnh đó, bà Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương còn sở hữu tỷ lệ vốn góp 50% mỗi người tại công ty mua bán nợ VNAMC. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC thành lập vào tháng 3 năm 2018 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký hai ngành nghề kinh doanh chính là mua bán nợ và dịch vụ môi giới, tư vấn mua bán nợ.

Cổ đông lớn của công ty là Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương, mỗi người sở hữu tỷ lệ vốn góp 50%. Bà Bích đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc. Việc thành lập VNAMC được giới quan sát nhận định liên quan đến tuyên bố lấn sân ngành bất động sản của đại gia nước giải khát hồi giữa năm. Tân Hiệp Phát nhiều khả năng thông qua việc mua những khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản để tích lũy quỹ đất.

Thanh Thùy (T/h)

Xem thêm: Hoài bão xây dựng doanh nghiệp trăm tuổi thống lĩnh thị trường F&B của nhà sáng lập Tân Hiệp Phát