Chân dung Trần Quý Thanh – ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát

09:30 | 10/03/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Ông Trần Quý Thanh được mệnh danh là “ông vua” giải khát Việt Nam, đã xây dựng Tân Hiệp Phát thành tập đoàn hàng đầu trong ngành Sản xuất & kinh doanh đồ uống không cồn, cạnh tranh trực tiếp với ông lớn PepsiCo.

Tiểu sử doanh nhân Trần Quý Thanh

Chân dung Trần Quý Thanh – ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát - ảnh 1

Ông Trần Quý Thanh sinh ngày 15/10/1953 tại xóm Cầu Bông, mé bên quận Phú Nhuận (TP.HCM) trong một gia đình khá giả. Bố ông là Trần Văn Bưởi - chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát. Từ bé, ông Thanh đã được gửi vào trường Taberd Sài Gòn, một ngôi trường nói tiếng Pháp danh giá bậc nhất lúc bấy giờ dành cho con nhà có điều kiện. Tuy nhiên những biến cố gia đình năm 10 tuổi khiến ông Thanh phải vào trại trẻ mồ côi và từ đó đã vun đắp ý chí hơn người của vị đại gia này.

- Học vấn: Tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa, kỹ sư cơ khí chế tạo máy năm 1978

                 Tiến sĩ Quản Trị Kinh Doanh ( Southern California University)

- Vợ: Phạm Thị Nụ

  Con gái: Trần Uyên Phương

Quá trình xây dựng sự nghiệp của ông chủ Tân Hiệp Phát

Gây dựng & đưa Tân Hiệp Phát phát triển thần tốc

Cầm trong tay tấm bằng kỹ sư cơ khí nhưng ông Trần Quý Thanh lại lựa chọn rẽ hướng sang kinh doanh với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Vốn là người ham học hỏi, cầu tiến ông nhanh chóng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. Cũng từ đây vào năm 1994, Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát đã được thành lập chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia. 

Những năm sau đó, Tân Hiệp Phát liên tục mở rộng thị trường, cho ra mắt những dòng sản phẩm đã tạo nên thương hiệu như: Trà Xanh Không Độ, thanh nhiệt giải độc Dr Thanh, nước tăng lực Number One, … Các dòng sản phẩm này dần chiếm lĩnh thị thường, mang đến doanh thu cũng như lợi nhuận cực lớn cho Tân Hiệp Phát.

Dòng sản phẩm thương hiệu của Tân Hiệp Phát

Dòng sản phẩm thương hiệu của Tân Hiệp Phát

Với nguồn tiền dồi dào, ông Thanh tiếp tục cho nghiên cứu, nhập dây dây chuyền chiết Aseptic ABF khép kín hiện đại nhất thế giới, xây dựng hàng loạt nhà máy từ Bắc vào Nam với công suất cực lớn: Number One Hà Nam, Khu công nghiệp và Cảng Quốc tế Dr Thanh - Chu Lai, Number One Chu Lai, Number One Hậu Giang, Number One Hậu Giang,... Ngoài việc tăng công suất sản xuất những nhà máy này cũng đã giúp giải quyết rất nhiều việc làm cho lao động địa phương. 

Mong muốn đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế, ông Trần Quý Thanh cũng đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn trị giá 2,5 tỷ USD của Coca Cola mua lại cổ phần của Tân Hiệp Phát: “Một mối quan hệ đối tác phải thật sự là một cuộc hội ngộ về tinh thần gắn liền với nhau bằng một niềm đam mê chung. Những gì chúng ta vừa trải qua không phải là một cuộc hội ngộ đối tác.”

Từ một công ty gia đình, những năm gần đây Tân Hiệp Phát có lãi ròng hàng năm gần bằng cả Pepsi và Coca-Cola cộng lại. Là thương hiệu quốc gia 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020 Tân Hiệp Phát dần vươn tầm thế giới, vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ hàng hóa khắt khe để tiến hành xuất khẩu tới gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Maldives...

Chân dung Trần Quý Thanh – ông chủ tập đoàn Tân Hiệp Phát - ảnh 2

Cuộc đổ bộ bất ngờ của ông Trần Quý Thanh sang Bất động sản 

Tích lũy nguồn lực lớn từ mảng đồ uống, ông Trần Quý Thành cùng Tân Hiệp Phát những bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với những động thái mạnh mẽ.

Tháng 6/2018, ông Trần Quí Thanh trong vai trò thành viên ban chấp hành câu lạc bộ bất động sản TP. HCM đã chia sẻ mong muốn sử dụng nguồn tiền dồi dào của mình để hỗ trợ các hội viên thiếu vốn cho các dự án.

Tới năm 2019, gia đình ông Trần Quý Thanh đã gây bất ngờ với giới đầu tư trong nước với việc thành lập hơn 11 công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, với tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng.

Tân Hiệp Phát khi tiến vào lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều khác biệt khi nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô "đất vàng" tại Đà Nẵng, Tp. HCM và Vũng Tàu. Tuy nhiên chỉ sau vài tháng gần 1 nửa công ty đột ngột công bố giải thể với cùng lý do là "Không có dự án để đầu tư, phát triển và về việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp không có hiệu quả".

Nhưng khoản đầu tư gây bất ngờ nhất là việc Tân Hiệp Phát trở thành đối tác chiến lược với CTCP Tập đoàn Yeah1 (Mã CK: YEG ). Bà Trần Uyên Phương -  con gái của ông Thanh, cũng đã chi khoảng 350 tỷ đồng để sở hữu 22,04% cổ phần của YEG. Mối hợp tác này được kỳ vọng sẽ tạo ra giai đoạn phát triển mới cho cả 2 tập đoàn.

trần quý thanh tân hiệp phát 3

Gia đình ông Trần Quý Thanh

Dù còn vướng nhiều bê bối đặc biệt là vụ án "con ruồi giá 500 triệu đồng" với thiệt hại lên tới 2.000 tỷ đồng, ông Trần Quý Thanh thực sự đã gây dựng một cơ nghiệp đồ sộ hiếm hoi tại Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của Tân Hiệp Phát xứng đáng được ghi nhận.

Xem thêm: Chân dung hai ái nữ nhà chủ tịch "Dr Thanh" thừa kế tập đoàn tỷ đô Tân Hiệp Phát