Chế độ ăn nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường ?

17:56 | 13/01/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn ba bữa mỗi ngày, nhưng đó có phải là kế hoạch bữa ăn tốt nhất cho sức khỏe những người mắc bệnh tiểu đường ? Chế độ ăn nào phù hợp?
Chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng với người bị mắc chứng tiểu đường, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1-1,9 % đối với người bệnh Đai tháo đường (ĐTĐ) típ 1 và 0,3-2% đối với người bệnh ĐTĐ típ 2.
 
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn ba bữa mỗi ngày, nhưng đó có phải là kế hoạch bữa ăn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường?
 Chế độ ăn nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường ???
Đối với bệnh nhân tiểu đường, một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất là kiểm soát lượng đường trong máu. Lượng đường giảm mạnh thường dẫn đến co giật và tổn thương hệ thần kinh. Để tránh những biến chứng như vậy, họ cần lập một kế hoạch bữa ăn một cách chiến lược để duy trì số lượng ăn trong suốt cả ngày.
 
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes & Metabolism, tiêu thụ các bữa ăn nhỏ và thường xuyên là một lựa chọn tốt hơn nhiều cho những người bị bệnh tiểu đường.
 
Ăn nhiều trong cùng một lúc sẽ làm tăng đáng kể lượng đường trong máu, ngay cả khi họ đang dùng thuốc. Những người mắc bệnh tiểu đường phải chia đều lượng carbohydrate và glucose của họ trong ngày, thay vì ăn một lượng lớn trong cùng một lúc. Hạn chế tinh bột, hạn chế chất béo bão hòa, tăng lượng chất béo chưa bão hòa và đạm trong chế độ ăn hàng ngày
 
Năng lượng trung bình của người lớn làm công việc nhẹ nhàng là: 30 kcal/kg cân nặng/ngày. Không nên quá kiêng khem mà khẩu phần ăn hàng ngày phải đầy đủ 3 nhóm thực phẩm quan trọng: protein (đạm), lipid (mỡ) và carbohydrate (chất bột đường), ngoài ra phải tăng cường chất xơ-rau củ.
 
Chế độ ăn nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường ???
 
Trong đó:
 
Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
 
Lipit (chất béo): Giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%.
 
Carbohydrate (chất bột đường): Nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Không ăn các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Giảm gạo, mì, ngô, khoai, không nên ăn miến. Tỷ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
 
• Loại có hàm lượng carbohydrate ≤ 5%: có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay)
• Loại có hàm lượng carbohydrate từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
• Loại có hàm lượng carbohydrate từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…)
 
Ngoài ra cần cung cấp đủ nước 40 mL/kg cân nặng/ngày, trung bình 1 người 50 kg cần khoảng 2 lít nước/ngày
 
 
Chế độ ăn nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường ???
 
Bệnh nhân Đái tháo đường  típ 1 nên tập trung các chất dinh dưỡng nhất là lượng carbohydrate vào bữa ăn chính có chích insulin, nghĩa là chỉ nên tiêu thụ các thức ăn có chứa carbohydrate vào các cữ ăn chính trong ngày mà có chích insulin. Nếu được nên ăn 1 lượng carbohydrate cố định vào thời gian cố định giống nhau mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian ăn có thể thay đổi tùy tính chất công việc và quan trọng phải tương hợp với thời gian tiêm insulin.
 
Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 nên chia 5, 6 bữa ăn (3 bữa chính + 2 hoặc 3 bữa phụ) phù hợp với loại thuốc hạ đường huyết đang sử dụng, tuy nhiên đối với các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đã chuyển qua chích insulin thì nên tập trung năng lượng vào các cữ ăn có chích insulin tương tự các bệnh nhân ĐTĐ típ 1
 
Nguyên tắc: hạn chế tinh bột (gạo, xôi, bánh mì, bún, phở…) hạn chế chất béo bão hòa (béo động vật), tăng lượng chất béo chưa bão hòa (dầu thực vật như dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), tăng lượng đạm trong chế độ ăn hàng ngày, ăn nhiều rau củ-chất xơ (càng nhiều càng tốt)
 
Chế độ ăn nào phù hợp cho người bệnh đái tháo đường ???
 
Các loại trái cây có nồng độ đường thấp: dưa bở, dưa hấu, nho ta, bơ, thanh long, bưởi… có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ (không quá 1 nắm tay). Các trái cây tương đối ngọt nên hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
 
 
 
Kết hợp luyên tập:
 
Ưu tiên các hoạt động có tính đều đặn và nhịp nhàng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập aerobic. Thời gian luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, trong đó không nên ngưng tập 2 ngày liên tiếp.
 
Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt là bữa sáng vì bữa ăn đầu tiên trong ngày giúp khởi động quá trình trao đổi chất và khiến bạn ít có khả năng ăn quá nhiều sau đó. Tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu để điều chỉnh thuốc và chế độ ăn uống phù hợp.