Chủ tịch Đặng Quốc Dũng và Nhựa Tiền Phong vững bước tiên phong suốt 60 năm hành trình
60 năm là một hành trình phát triển, là niềm tự hào của Nhựa Tiền Phong luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước
Chủ tịch Đặng Quốc Dũng là ai?
Chủ tịch Đặng Quốc Dũng sinh năm 1968, là người gốc Hà Nội nhưng ông lại gắn bó nhiều với mảnh đất Hải Phòng. Ông Dũng được giới kinh doanh đất cảng gọi với biệt danh “Dũng ống” bởi lẽ ông xuất thân từ một gia đình có bố mẹ là cán bộ làm việc tại nhà máy ống Nhựa Tiền Phong – một thương hiệu lớn đầy tự hào của mọi người dân Hải Phòng.
Chủ tịch Đặng Quốc Dũng
Tiếp nối truyền thống gia đình, ông Dũng đã chọn lựa ngành kinh doanh ống nhựa để lập nghiệp và vươn lên quản lý một trung tâm phân phối lớn của Nhựa Tiền Phong. Không chỉ sống với giấc mơ kinh doanh, ông Dũng tiếp tục gia nhập đội ngũ lãnh đạo Nhựa Tiền Phong với quyết tâm gìn giữ và phát triển thương hiệu Việt hơn 55 năm mà ông cha để lại.
Hiện tại, ông Dũng là ủy viên Hội đồng quản trị Nhựa Tiền Phong, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam.
Hành trình phát triển của nhựa Tiền Phong dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Đặng Quốc Dũng
Nhựa Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên tiền phong được thành lập từ năm 1960, với quy mô ban đầu gồm Phân xưởng cơ khí, Phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và Phân xưởng bóng bàn, đồ chơi, chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ các cháu thiếu niên nhi đồng.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 Nhà máy Nhựa Thiếu niên tiền phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên tiền phong theo Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công thương), là một doanh nghiệp nhà nước cung cấp các sản phẩm từ chất dẻo.
Lễ khánh thành nhà máy nhựa Tiền Phong đầu tiên
Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả kinh tế thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD… Với những bước đi đúng đắn, vững chắc, Công ty từng bước chiếm lĩnh thị trường nhờ uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, Công ty chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần theo Quyết định 80/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, mở ra một chặng đường phát triển mới của Nhựa Tiền Phong.
Năm 2005, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Giai đoạn này, Nhựa Tiền Phong quyết tâm đầu tư chiều sâu, đổi mới hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ, xây dựng cơ sở mới tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng và không ngừng mở rộng mạng lưới khắp ba miền bắc, trung, nam, đồng thời vươn ra quốc tế với mô hình công ty liên doanh với nước bạn Lào.
Chủi tịch Đặng Quốc Dũng kí kết cùng đối tác (Nguồn: báo Hải Phòng)
Năm 2007, Nhựa Tiền Phong thành lập Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía nam để mở rộng thị phần. Năm 2009, những mét ống nhựa Tiền Phong đầu tiên đã được sản xuất tại nhà máy này. Từ những tấn sản phẩm ban đầu năm 1990, 30 năm sau, sản lượng tiêu thụ ống Nhựa Tiền Phong đã hơn 95 nghìn tấn sản phẩm, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Nhựa Tiền Phong và Tiền Phong Nam đạt hơn 6.000 tỷ đồng.
Bước chuyển mình lớn nhất của nhựa Tiền Phong dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Quốc Dũng phải kể tới sự kiện hợp tác với đối tác hàng đầu thế giới trong ngành ống nhựa xây dựng là Tập đoàn Sekisui - Nhật Bản, Tập đoàn Iplex - New Zealand để cải tiến sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới hướng tới sự tiện lợi và tối đa giá trị sử dụng cho người dùng. Cái bắt tay đầu tiên của nhựa Tiền Phong với Sekisui đã diễn ra từ năm 2013, lúc đó ông Dũng đang là thành viên HĐQT Nhựa Tiền Phong, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tiền Phong Nam.
Nhựa Tiền Phong hợp tác cùng Sekíui Nhật Bản
Không chỉ dừng lại ở nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ tịch Đặng Quốc Dũng còn luôn canh cánh về thay đổi tư duy quản trị nguồn nhân lực. Ông cho rằng đây là sự lựa chọn chiến lược không thể khác để đưa Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong hội nhập cùng khu vực và thế giới trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với vai trò người đứng đầu, ông đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức mời các các kỹ sư, chuyên gia đầu ngành về đào tạo và tự tổ chức hơn 30 khóa học với 2.500 lượt cán bộ công nhân viên tham gia; xây dựng hệ thống trả lương theo hiệu suất (KPI). Việc thực hiện các giải pháp này giúp Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có được nền tảng nguồn lực để phát triển bền vững, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
Sản phẩm tiêu biểu của nhựa Tiền Phong
Hiện nay với 5 trung tâm phân phối, 300 đại lý và 15.000 điểm bán hàng, mạng lưới tiêu thụ của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong ngày một hoàn thiện và mở rộng. Theo số liệu, Công ty đã nắm giữ 60% thị phần miền Bắc và khoảng 37% thị trường trong nước.
Thành tích sau 60 năm dựng xây và phát triển
Năm 2020 - năm đánh dấu chặng đường 60 năm phát triển, Nhựa Tiền Phong lạc quan với mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất hơn 6.000 tỷ đồng, sản lượng đạt gần 130 nghìn tấn, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ là 470 tỷ đồng. Năng lực sản xuất mà công ty đang sở hữu tại ba miền đã lên đến 190 nghìn tấn/năm - lớn nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Định hướng phát triển của nhựa Tiền Phong dưới sự dẫn dắt của "thuyền trường" Đặng Quốc Dũng
Trong giai đoạn phát triển mới, bên cạnh tệp khách hàng truyền thống thì ba nhóm khách hàng trong các lĩnh vực gồm công trình giao thông, công trình điện và ngành thuỷ sản là ba trục kinh doanh mới và chủ lực của Nhựa Tiền Phong. Cơ hội và thách thức luôn hiện hữu, nhưng Nhựa Tiền Phong luôn trong tâm thế sẵn sàng để đón nhận, biến những thách thức thành động lực để lớn mạnh.
Thanh Thùy (T/h)