Chủ tịch Hoàng Vệ Dũng: Cựu thầy giáo tiếng Nga đa tài lãnh đạo May Đức Giang nâng tầm vị thế
Chủ tịch Hoàng Vệ Dũng chiếm vị thế "độc tôn" tại May Đức Giang, thành công lãnh đạo doanh nghiệp này gặt hái nhiều thành tựu đáng gờm.
Chủ tịch Hoàng Vệ Dũng là ai?
Chủ tịch Hoàng Vệ Dũng sinh ngày 6/11/1957 tại Thái Bình, hiện đang là Chủ tịch HĐQT - Tổng Công ty Đức Giang. Ít người nghĩ rằng một trí thức có trình độ chuyên môn cử nhân tiếng Nga và Văn học như ông có ngày lại bén duyên với việc kinh doanh và lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 1981-1987, ông Giang vẫn gắn bó với những hoạt động chuyên ngành, từ trợ lý huấn luyện viên tiếng Nga trường Văn hoá Quân Đội, trước khi làm giáo viên Nga văn tại Đại học Ngoại ngữ Quân đội.
Chủ tịch May Đức Giang Hoàng Vệ Dũng
Phải tới sau năm 1987, thầy giáo tiếng Nga Hoàng Vệ Dũng mới có cơ hội thử sức ở một ngành nghề rất mới đó là ngành dệt may. Vị trí đầu tiên mà vị chủ tịch sinh năm 1957 đảm nhiệm là chuyên viên Phòng XNK Liên hiệp May (Bộ Công nghiệp nhẹ). Tưởng chừng hành trình song hành cùng ngành dệt may chỉ là nhất thời nhưng sau 17 năm phấn đấu, ông Dũng lần lượt đảm trách các chức vụ quan trọng trong ngành và gặt hái thành công liên tiếp.
Năm 2004, từ vai trò Giám đốc Công ty XNK Dệt may, ông Hoàng Vệ Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kiêm Bí thư Đảng uỷ May Đức Giang, trước thềm cổ phần hoá đơn vị này. Từ đầu năm 2006, sau khi cổ phần hoá, ông Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT, kiêm luôn vai trò Tổng giám đốc May Đức Giang, trước khi “nhường” bớt vị trí điều hành vào năm 2009.
Hành trình xây dựng May Đức Giang
Thành lập năm 1990, Tổng công ty Đức Giang – CTCP (DUGARCO) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam và là nhà sản xuất, cung cấp hàng may mặc uy tín cho nhiều khách hàng nổi tiếng trên thế giới và trong nước.
May Đức Giang đã tồn tại và phát triển trong suốt 30 năm qua
Giai đoạn 1995-2005 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của May Đức Giang với gần 20 nhà máy lớn nhỏ tại khu vực Đức Giang (Gia Lâm, Hà Nội) và các địa phương. Năm 2005, May Đức Giang được cổ phần hoá, và từ đó đến nay trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam, là lựa chọn đầu bảng của các đối tác nước ngoài.
Nhìn lại quá trình 10 năm, từ 2009-2018, May Đức Giang luôn là thành viên ưu tú nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), EPS có giai đoạn vượt trên 6.000 đồng như hai năm 2014-2015, là mức rất cao so với Vinatex (dưới 1.000 đồng trong 5 năm trở lại) và các doanh nghiệp đầu ngành khác.
Với mô hình hoạt động công ty mẹ-con , hiện nay May Đức Giang có 9 công ty thành viên đóng tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình với gần 10.000 công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý chuyên nghiệp làm việc trong 22 nhà máy may, 160 dây chuyền sản xuất hiện đại.
Đối tác nước ngoài tới thăm xưởng của công ty May Đức Giang
Tổng công ty Đức Giang đã thực sự trở thành một doanh nghiệp lớn của ngành dệt may Việt Nam. Trong nhiều năm qua ban lãnh đạo và tổng công ty đã dốc sức đầu tư xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ năng lực & kinh nghiệm, một hệ thống quản lý khoa học và một môi trường lao động thân thiện & hài hoà, có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của mọi khách hàng đến từ nhiều nước và khu vực trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada...
Một trong những khâu được Tổng Công ty Đức Giang rất chú trọng là phát triển thiết kế theo định hướng sản xuất hàng ODM, nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc cho ra đời các thương hiệu mới với các thiết kế đặc trưng như S.Pearl, HeraDG trong năm 2014, VNU trong năm 2015 bên cạnh các nhãn hàng quen thuộc như Paul Downer, DGC, Dugarco Colection, Forever Young đã góp phần đẩy mạnh doanh thu hàng đồng phục và hàng thời trang của Tổng công ty Đức Giang lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Chủ tịch Bùi Đức Giang trong buổi lễ khai trương showroom S.Pearl Hà Nội
Dù nằm trong "danh sách quyền lực" của bộ máy quản lý May Đức Giang nhưng theo số liệu năm 2017, bên ông Hoàng Vệ Dũng chỉ sở hữu gần 14% cổ phần và ông Nguyễn Đình Tú đại diện cho gần 15% vốn của Chứng khoán Phố Wall, thì 3 cái tên còn lại không đại diện cho ai, cũng không sở hữu cổ phần đáng kể, là các ông Phạm Tiến Lâm, Phạm Thanh Tùng và Nguyễn Văn Tuấn. Nhưng điểm chung của cả 3 vị lãnh đạo này là đã công tác tại May Đức Giang từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước, và đều có thời gian dài là “thuộc cấp” của ông Hoàng Vệ Dũng.
Có lẽ cũng vì vậy, mà dù không nắm cổ phần chi phối (trên sổ sách), song ông Dũng luôn duy trì được ảnh hưởng gần như tuyệt đối tại May Đức Giang, thể hiện rõ nhất qua việc các tờ trình tại các kì ĐHĐCĐ đều được thông qua với tỷ lệ xấp xỉ 100%. Điều này phần nào phản ánh vai trò "độc tôn" của doanh nhân sinh năm 1957 tại May Đức Giang.
Năm 2020 không phải một năm may mắn của ngành dệt may khi dịch bệnh COVID-19 làm đình trệ quy trình xuất khẩu từ đó khiến doanh thu giảm sâu. Tổng Công ty Đức Giang - CTCP (mã chứng khoán: MGG) đã công bố tình hình sản xuất - kinh doanh quý 3/2020 vào tháng 10 vừa qua, ghi nhận lợi nhuận đạt 20,2 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ năm 2019.
Ban lãnh đạo May Đức Giang có những định hướng mới cho năm 2021 để cải thiện doanh thu
Tuy nhiên ban lãnh đạo May Đức Giang hứa hẹn sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ trong sản xuất, cơ cấu lại sản xuất tại một số đơn vị, sắp xếp lại lao động, giữ lại lao động chất lượng; từ đó tính toán lại năng lực sản xuất, tạo ra năng lực sản xuất gọn và mạnh hơn.
Những hoạt động kinh doanh bên lề của chủ tịch May Đức Giang
Bên cạnh vai trò là một lãnh đạo của May Đức Giang, ông Hoàng Vệ Dũng – đương kim Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đức Giang (Dugarco) - còn có mặt trong dàn lãnh đạo nhiệm kỳ mới của Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest; Mã chứng khoán: HPX). Chủ tịch của Hải Phát Invest đã đích thân đề cử 2 người vào ban lãnh đạo, trong đó có ông Hoàng Vệ Dũng.
Bộ máy quản trị Hải Phát Invest
Theo một nguồn tin từ Viettimes, ông Hoàng Vệ Dũng và ông chủ Hải Phát Invest (Đỗ Quý Hải) có quen biết, giao lưu, gắn bó với nhau trong một nhóm doanh nhân chơi thân nhiều năm. Hiện trong phần mô tả lĩnh vực kinh doanh của May Đức Giang cũng đã có thêm lĩnh vực bất động sản.
Tại Đại hội đại biểu Liên đoàn Điền kinh Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2019 – 2023, ông Hoàng Vệ Dũng - Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Việt Nam khóa VI nhiệm kỳ 2014 – 2018- tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Việt Nam khóa VII.
Ông Hoàng Đức Giang kiêm vai trò Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh Việt Nam 2 nhiệm kì liên tiếp
Thanh Thùy (T/h)