Chủ tịch Huyndai Chung Ju Yung: Biểu tượng khởi nghiệp của người dân Hàn Quốc

15:00 | 08/10/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nói về thành công của nền kinh tế Hàn Quốc trong những thập kỷ vừa qua không thể không nhắc đến những tập đoàn kinh tế khổng lồ như Huyndai, LG, Samsung. Đối người dân Hàn Quốc các cha đẻ của những tập đoàn này đã trở thành biểu tượng cho tinh thần khởi nghiệp của người dân xứ Kim Chi. Trong đó có Chung Ju Yung, nhà sáng lập Huyndai, cuộc đời của ông đã phản ánh gần như toàn bộ lịch sử của nền kinh tế Hàn Quốc trong thế kỷ trước.

4 lần bỏ nhà ra đi để khởi nghiệp

Khác với những người sáng lập chaebol khác ở Hàn Quốc là đều sinh ra trong gia đình địa chủ giàu có, Chung Ju Yung sinh ngày 25/11/1915 trong 1 gia đình nghèo có 8 anh chị em tại làng Asan thuộc tỉnh Kangwon (Bắc Triều Tiên).

Hồi còn nhỏ Chung Ju Yung muốn học thật giỏi để trở thành một giáo viên, nhưng vì nhà nghèo mà lại là con cả nên ông phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ việc đồng áng khi mới chỉ học xong bậc tiểu học.

Chân dung Chung Ju Jung khi còn trẻ

Thế nhưng cái nghèo chả chịu buông tha, cha mẹ ông thường xuyên cãi nhau khi mùa màng thất bát. Cậu bé Chung Ju Yung ngày ấy ngồi thở dài và bắt đầu thấy tự hỏi chả liệu cuộc đời mình liệu có thoát được cái nghèo nếu vẫn tiếp tục chăm chỉ làm anh nông dân hay không.

Nhận thức được điều đó, khi mới 16 tuổi, Chung Ju Yung bỏ nhà cùng một người bạn đến Chongjin (Bắc Triều Tiên) mong tìm một công việc khác tốt hơn, may mắn là ông được nhận làm công nhân xây dựng và xem đó là điểm khởi đầu trên con đường lập nghiệp của mình. Tuy nhiên, sau 2 tháng làm việc tại Chongjin, ông bị cha của mình đến lôi về quê để tiếp tục công việc đồng áng.

Dùng không được ở lại thành phố làm việc, nhưng chuyến đi này đã giúp Chung Ju Yung tìm ra niềm đam mê đích thực của mình là công nghệ dân dụng. Bởi vậy ông lại lên kế hoạch trốn nhà đi Seoul 1 lần nữa.

Thế nhưng, lần bỏ nhà ra đi thứ 2 này không mấy suôn sẻ, khi ông cùng 2 người bạn đồng hành của mình bị lừa hết tiền và bị cha lôi về quê một lần nữa. Chuyến đi này dù chỉ kéo dài 10 ngày, nhưng sự phồn hoa của Seoul đã ăn sâu vào tâm trí chàng trai 16 tuổi, khiến ông đặt quyết tâm phải rời quê hương để thoát nghèo lần thứ 3.

Sau 1 năm về quê làm nông, vào năm 1933, ông tiếp tục trốn nhà đến seoul với số tiền 70 won trộm từ tiền bán bò của cha mình, lần này ông đăng kí học kế toán tại 1 trường trung cấp nghề. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó cha ông lại Seoul lên lôi con về.

Năm 1934, ông tiếp tục rời làng đi Seoul và lần này không ai có thể ngăn cản ông. Lần này ở Seoul, ông xin vào làm công nhân bốc xếp ở cảng Incheon, sau đó là công nhân xây dựng và một người thợ hồ cho đến khi tìm được việc làm trong một cửa hàng gạo. Và chính cửa hàng gạo này là bàn đạp quan trọng giúp ông vua ô tô Hàn Quốc thành công trên con đường lập nghiệp sau này.

Chuyện kể là khi đến làm việc tại cửa hàng gạo, Chung Ju Yung nhận ra mình có nhiều cơ hội tại đây và quyết định ở lại làm lâu dài. Thời kỳ đó, nhân viên giao hàng ở cửa hàng này được ăn 3 bữa và nhận nửa bao gạo mỗi tháng thay cho tiền lương. Chính sự xa xỉ này đã giữ chân chàng trai nghèo Chung Ju Yung ở lại.

Do làm việc chăm chỉ và nhận được nhiều lời khen từ khách hàng, chỉ sau 6 tháng làm việc tại đây Chung Ju Yung được thăng chức lên làm kế toán trưởng. Đến năm 1937, chủ cửa hàng gạo nơi ông làm việc không muốn kinh doanh nữa vì cậu con trai ăn chơi trác táng, qua đó giao lại công việc điều hành và quản lý cửa hàng cho ông để trở về Trung Quốc.

Vậy là từ người 2 bàn tay trắng, cậu thanh niên 22 tuổi Chung Ju Yung đã trở thành ông chủ 1 cửa hàng và việc làm ăn cũng nhanh chóng phát đạt nhờ những mối làm ăn do chủ cũ để lại. Thế nhưng khi chiến tranh xảy ra, chế độ phân phối gạo bị siết chặt vào năm 1939 và tất cả các cửa hàng gạo buộc phải đóng cửa, Chung Ju Yung khi ấy cũng vậy và không nhận được bất kì khoản bồi thường nào.

Năm 1940, Chung Ju Yung vay 3.000 won từ những người bạn giàu có và mở một cửa hàng sửa chữa ô tô nhỏ ở Seoul. Ông thuê thợ và điều hành xưởng sửa chữa xe. Cuộc dấn thân vào ngành công nghiệp ô tô của ông bắt đầu từ đó.

Thế nhưng chỉ 25 ngày sau, một công nhân bất cẩn đã khiến xưởng sửa xe của ông bốc cháy, thiêu rụi mọi thứ. Không nản chí, ông lại tiếp tục đi vay để gây dựng sự nghiệp. Xưởng sửa xe của Chung Ju Yung khi ấy chỉ là một căn lều không được cấp phép và công văn yêu cầu dỡ bỏ căn lều trên đống đổ nát cũ đến mỗi ngày.

Không chịu khuất phục, Chung Ju Yung đã kiên trì liên tục lên đồn cảnh sát nộp đơn khiếu nại mỗi ngày, bất chấp cả việc không được tiếp đón. Với sự lì lợm, cuối cùng chính quyền cũng phải chấp nhận cho xưởng sửa xe của ông tiếp tục hoạt động.

Chỉ 3 năm sau đó, xưởng sửa xe của ông làm ăn phát đạt, số công nhân 20 người đã tăng lên 70 người. Tuy nhiên, vào năm 1943, 1 lần nữa quân đội Nhật lại ép buộc xưởng sửa xe này của ông phải sáp nhập với một nhà máy thép, buộc Chung Ju Yung trở về quê với số tiền 50.000 Won.

Sự ra đời của đế chế Huyndai

Năm 1946, sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi tay Phát xít Nhật, Chung Ju Yung đã mở lại hoạt động kinh doanh của mình với việc thành lập công ty Huyndai. Vào thời điểm đó, công ty mới có 11 nhân viên, trong đó có một kỹ sư, một cựu giáo viên từ một trường kỹ thuật.

Hyundai Excel 1986

Ban đầu Chung Ji Yung định tiếp tục mảng sửa xe, cơ khí nhưng nhanh chóng nhận thấy chúng không lợi nhuận bằng xây dựng công trình bất động sản.

Ở thời điểm đó, các công ty xây dựng Hàn Quốc không được giao các dự án lớn, do không nhận được sự tin tưởng từ chính phủ, vì kỹ thuật yếu kém. Để tìm kiếm sự đột phát, Chung Yu Jung quyết định đấu thầu các công trình ở nước ngoài để có kinh nghiệm rồi mới trở về thị trường trong nước.

Ban đầu, Hyundai đấu thầu thành công dự án đường cao tốc Pallani Narathiwat ở Thái Lan, tiếp đó là những công trình khó khăn ở Nhật Bản và các nước trong khu vực. Hyundai đã tự chế tạo những thiết bị xây dựng và đưa vào thương mại hóa như máy nén áp suất, xe bê tông xi măng… để tự tháo gỡ các khó khăn trong quá trình làm dự án.

Đi theo đúng tiêu chí "Không có đường thì đi tìm đường, tìm không thấy thì tự làm đường mà đi", Hyundai từ một hãng xây dựng thua lỗ do thiếu kinh nghiệm dần trở thành công ty có lãi và danh tiếng trên thị trường quốc tế.

Sau khi có kinh nghiệm và tên tuổi ở thị trường nước ngoài, Huyndai quay về nước vào năm 1950 và đã trúng thầu nhiều hợp đồng béo bở từ Quân đội Mỹ, đến tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Thời điểm đó, quân đội Mỹ sẵn sàng trả những khoản tiền lớn và không kiểm tra sổ sách quá kỹ lưỡng nếu đáp ứng được đúng tiến độ của họ đề ra. Chính điều này đã giúp Huyndai thu bội tiền và nhanh chóng trở thành công ty xây dựng lớn nhất ở Hàn Quốc.

Tiếp trong những năm sau đó, Huyndai mở rộng kinh doanh sang các ngành khác như đóng tàu, xe hơi, điện tử… Thập niên 80 Huyndai trở thành tập đoàn gia đình trị (Chaebol) lớn nhất Hàn Quốc với 34 công ty và 160.000 nhân viên, doanh thu 1 năm có lúc vượt vượt 90 tỷ USD.

Chung Ju Yung (giữa) tại xưởng tàu Hyundai ở Ulsan (Hàn Quốc) năm 1970

Hãng đóng tàu của Hyundai vào thời đỉnh cao cũng là một trong 3 hãng đóng tàu sừng sỏ trên thế giới và là doanh nghiệp đi tiên phong cho mảng này tại Hàn Quốc. Công ty con sản xuất điện tử của Hyundai cũng nhanh chóng trở thành nhà sản xuất chip vi tính lớn thứ 2 thế giới trong thập niên 1990.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã giáng một đòn nặng nề vào tất cả các tập đoàn kinh tế lớn ở Hàn Quốc và làm suy giảm nghiêm trọng danh tiếng của họ. Chính quyền Hàn Quốc khi ấy vô cùng nghi ngờ hệ thống chaebol và đưa ra các biện pháp nhằm phá vỡ các “tập đoàn lớn”. Thế nhưng trong khi, cuộc khủng hoảng khiến tổng tài sản của Samsung chỉ tăng một chút quanh mốc 100 tỷ won, LG sụt giảm từ khoảng 60 tỷ won xuống còn hơn 40 tỷ, thì Hyundai từ hơn 80 tỷ won vọt lên gần 120 tỷ won. Điều này cho thấy tài lãnh đạo tài ba của Chung Ju Yung khi đang ở độ tuổi 83.

Nhà tài phiệt giản dị, tiết kiệm

Trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Chung Ju Yung từng là người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản 6 tỷ USD. Mặc dù giàu có, nhưng ông sống rất giản dị, tiết kiệm. Chính vì thế mà những con cháu ông sau này cũng có thói quen ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày, một điều hiếm trong số các Chaebol Hàn Quốc.

Tuy sinh ra trong 1 gia đình nghèo khó, không nhận được bất cứ sự hật thuẫn nào từ cha mẹ, nhưng không vì thế mà ông trách cứ số phận, thay vào đó ông nỗ lực từng ngày. Luôn đặt mục tiêu, khát vọng lên phía trước để phấn đấu. Nhà sáng lập Hyundai cho rằng người thành công hay thất bại khác nhau ở quá trình nỗ lực và cách nhìn nhận kết quả chứ không phải do xuất phát điểm.

Năm 1998, với mong ước trở về quê cha, đất tổ. Chung Ju Yung trở thành công dân Hàn Quốc đầu tiên bước qua vĩ tuyến 38 mà không có quân đội đi kèm. Ông dắt theo 1 con bò trong 1001 con bò tặng nông dân làng Asan băng ngang qua giới tuyến Bàn Môn Điếm để “trả lại” cha mình món nợ đầy nước mắt năm xưa.

Ông dắt một con bò băng ngang Bàn Môn Điếm trở lại miền Bắc để “trả lại” món nợ đầy nước mắt năm xưa…

Trước khi qua đời vào ngày 21/3/2001, Chung Ju Yung được tặng huy chương từ Nữ hoàng Anh Elizabeth II và năm 1982, ông trở thành doanh nhân không thuộc người Mỹ đầu tiên nhận bằng tiến sĩ danh dự về kinh thương từ Đại học George Washington.

Trong nước, Chung Ju Yung liên tiếp giữ ghế chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc trong gần một thập niên và là một trong những người tham gia đàm phán giúp Seoul giành quyền đăng cai Thế vận hội 1988.

Như hầu hết tỷ phú tự lập, Chung Ju Yung bắt đầu ôm mộng chính khách. Năm 1992, với tài sản cá nhân 4 tỷ USD (người giàu nhất Hàn Quốc thời điểm đó), ông tuyên bố tranh cử tổng thống. Đảng Nhân dân thống nhất của ông giành 16% phiếu và sự nghiệp chính trị Chung Ju Yung có lẽ còn đi xa nếu không bị cản trở từ qui kết của Chính phủ Kim Young Sam về việc Chung Ju Yung dùng quỹ công ty cho chiến dịch vận động tranh cử.

Đối với người dân Hàn Quốc, Chung Ju Yung không chỉ là nhài tài phiệt lớn mà còn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho tinh thần khởi nghiệp của người dân xứ sở Kim Chi.

ĐỌC NHIỀU