Chủ tịch SMC Nguyễn Thị Ngọc Loan - Nữ tướng bản lĩnh của lĩnh vực kinh doanh thép là ai?
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - Chủ tịch HĐQT SMC là ai?
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan sinh ngày 25/12/1961, nguyên quán tại Trà Vinh. Hiện nay, bà đang cư trú tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Về trình độ học vấn, bà tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị Kinh doanh.
Trước đó, bà giữ chức vụ Phó Tổng GĐ Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC (SMC). Kể từ ngày 11/7/2017, bà Loan được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC.
Chân dung bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - Chủ tịch HĐQT SMC là ai?
Về tài sản, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan hiện đang sở hữu số lượng 8,741,829 mã cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC, chiếm tỷ lệ 14.35% tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị lên tới 348.8 tỷ VNĐ.
Ngoài ra, cũng tại SMC, anh trai bà là ông Nguyễn Đức Dũng cũng sở hữu số lượng 94,380 mã cổ phiếu SMC tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị là 3.8 tỷ VNĐ.
Hai em trai bà là ông Nguyễn Nghĩa Dũng và ông Nguyễn Anh Dũng cũng lần lượt sở hữu số lượng 1,419,051 và 831,866 mã cổ phiếu SMC tính đến ngày 31/12/2019. Số cổ phiếu này có giá trị là 56.6 tỷ và 33.2 tỷ VNĐ.
*Giá trị cổ phiếu trên được cập nhật đến ngày 04/06/2021.
Với sự đồng hành cùng SMC trong lĩnh vực kinh doanh thép hàng chục năm, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chinh phục nhiều mục tiêu về sản lượng hàng năm, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan từng nhiều lần nhận được các danh hiệu và giải thưởng danh giá có thể kể đến như là:
Năm 2001 nhận được Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ;
Từ năm 2001 - năm 2007 nhận được Bằng khen của Bộ thương mại cũ (nay là Bộ Công Thương);
Năm 2007 nhận được Huân Chương Lao Động Hạng 3;
Năm 2008 nhận được Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông Hồng Vàng; Bằng khen tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam Doanh Nhân Văn Hóa;
Năm 2012 nhận được Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ.
Chủ tịch Nguyễn Thị Ngọc Loan cùng ban lãnh đạo của SMC.
Quá trình công tác của Chủ tịch Nguyễn Thị Ngọc Loan
Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan là một trong 05 thành viên sáng lập ra SMC, do đó, bà công tác và gắn bó với SMC ngay từ ngày đầu thành lập. Trong một thời gian dài, bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT, sau này trở thành Chủ tịch HĐQT với trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh thép xây dựng trong toàn hệ thống SMC. Với nhiều kinh nghiệm và năng lực được tích lũy trong suốt thời gian dài với ngành thép, bà đã đưa SMC chinh phục nhiều thành tựu, đạt được các mục tiêu về sản lượng tiêu thụ thép hàng năm đáng kinh ngạc.
Cụ thể, hành trình công tác của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan có thể kể đến những cột mốc quan trọng như sau:
Từ năm 1985 đến năm 1988, bà là nhân viên Phòng Công nghiệp - Liên hiệp xã - UBND quận Bình Thạnh.
Từ năm 1988 đến năm 1996, bà là nhân viên Cửa hàng Vật liệu xây dựng Công ty Xây lắp Thương mại 2 (Bộ Thương mại).
Từ năm 1996 đến năm 2004, bà là Phó Giám đốc Xí nghiệp SXKD Vật liệu xây dựng số 1 Công ty Xây lắp Thương mại 2 (Bộ Thương mại).
Từ năm 2004 đến tháng 12 năm 2006, bà là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Giám đốc CTCP Đầu tư - Thương mại SMC.
Từ tháng 01 năm 2007, bà là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành CTCP Đầu tư - Thương mại SMC.
Từ ngày 11 tháng 07 năm 2017, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT của SMC. Tới ngày 23 tháng 4 năm 2021, bà được tái bổ nhiệm vào chức vụ này.
Bà Loan đã đồng hành và gắn bó với tập đoàn SMC từ những ngày đầu.
SMC dưới thời kỳ lãnh đạo của nữ tướng Nguyễn Thị Ngọc Loan
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2021 của CTCP Đầu tư thương mại SMC (mã SMC – HSX) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2021 tăng vượt trội so với các năm trước. Đầy cũng là kết quả cao kỷ lục trong suốt quá trình thành lập công ty.
Cụ thể, doanh thu quý này của SMC tăng gần 47% cùng kỳ năm trước khi đạt gần 5.070 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 4,9% của quý 1/2020 lên tới 8,5% trong quý 1/2021.
Doanh thu tài chính quý này gấp 4 lần cùng kỳ 2020 khi đạt gần 31 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 31%. Do sản lượng tiêu thụ nhiều nên chi phí bán hàng tăng 130% cùng kỳ năm trước khi vượt 100 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế quý 1/2021 của SMC gấp 11 lần cùng kỳ 2020 khi đạt gần 262 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế gấp gần 15 lần cùng kỳ 2020 khi đạt 215,6 tỷ đồng. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ gấp 20 lần cùng kỳ 2020 khi đạt 208 tỷ đồng. EPS quý 1/2021 đạt 3.416 đồng.
Như vậy, dù sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 12% nhưng doanh số tăng 47% so với cùng kỳ 2020 do giá vốn thấp dẫn đến hiệu quả cao. Công ty cho biết hoạt động sản xuất ngày càng phát triển nhờ hoạt động tài chính tốt làm tăng thêm hiệu quả như sử dụng vốn tiết kiệm, tăng vòng quay vốn, thoát bớt đầu tư. Năng suất hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao.
SMC đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong năm 2021.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của Đầu tư Thương mại SMC (SMC) đã công bố, kế hoạch tiêu thụ của năm 2021 là 1,35 triệu tấn thép; bao gồm 670.000 tấn thép dài và 680.000 tấn thép dẹt.
Tương ứng, doanh thu kế hoạch tăng 14,4% đạt 18.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 5% đạt 300 tỷ. Mới đây, kế hoạch từ con số ban đầu 160 tỷ đã được SMC điều chỉnh lên 300 tỷ đồng. Cổ tức dự chia của công ty với tỷ lệ không dưới 10% vốn điều lệ.
Như vậy, chỉ trong quý I đầu năm,công ty đã hoàn thành 28% doanh thu và 71,8% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.
Tại thời điểm 31/3/2021, tổng tài sản của SMC tăng hơn 1.200 tỷ so với đầu năm khi đạt 7.952 tỷ đồng.
Công ty có hơn 1.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Hàng tồn kho tăng mạnh hơn 1.000 tỷ so với đầu năm. Tình hình tài chính lành mạnh với nợ ngắn hạn 2.700 tỷ, nợ dài hạn 49 tỷ.
Ngoài ra, SMC cũng đang nắm giữ 9,2 triệu cổ phiếu NKG của CTCP Thép Nam Kim với giá mua 9.838 đồng/cp, trong khi hiện tại NKG đang giao dịch ở vùng giá 26.000 đồng/cp.
Xem thêm: Ông Lê Phước Vũ - Từ người làm lái xe, đòi nợ thuê đến 'ông trùm' ngành tôn thép
Phương Thúy